Đau khớp vai phải gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể bị tàn phế, do đó khi mắc chứng này bạn nên đi thăm sớm và chữa trị triệt để ngay từ đầu.
Khớp vai phải là cơ quan đóng vai trò quan trọng, là khớp nối giữa chi trên với thân giúp chúng ta thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày. Một khi cơ quan này bị đau sẽ khiến các mô mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng bao khớp cũng đau, làm hạn chế vận động ở con người.
Mặc dù chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người bệnh mất đi khả năng lao động. Thậm chí, nếu không được thăm khám và điều trị, >đau khớp vai phải có thể diễn biến nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, bại liệt, tàn phế suốt đời. Lúc này, người bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình.
Đau khớp vai phải là một bệnh lý xương khớp thường gặp nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đầy đủ về căn bệnh này. Đây là chứng bệnh cảnh báo về tình trạng sức khỏe và khả năng hoạt động của bạn.
Khi bị> đau khớp vai phải người bệnh sẽ rơi vào tình trạng đau nhức âm ỉ tại vai, cơ cứng khớp và hạn chế vận động nửa phần người phía trên. Thông thường, bệnh này là hiện tượng khớp hoặc sụn khớp ở vai, màng dịch bao khớp bị tổn thương do các yếu tố nội – ngoại nhân tác động, khiến các cơn đau có thể đến một cách tình cờ khi bạn đang cố lấy một thứ gì đó hoặc xoay người. Những biểu hiện nhỏ nhặt ấy cũng là triệu chứng để nhận biết bạn đang bị bệnh đau khớp vai phải. Do đó, cần phải nắm rõ kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng viêm đau khớp vai để phát hiện, thăm khám, có phương pháp xử lý sớm nhất và tránh được những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.
Bệnh đau khớp vai phải không đơn giản chỉ là các nguyên nhân bình thường như chấn thương hay làm việc quá sức mà còn có thể do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Cụ thể như sau:
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Đây cũng là một trong những nguyên gây ra chứng đau khớp bả vai phải. Bởi khi tuổi càng cao, quá trình thoái hóa đốt sống diễn ra càng nhanh, trong đó đốt sống cổ chịu áp lực nhiều nhất và sẽ dễ bị bào mòn. Lúc này, các đốt sống cổ không dịch nhày, sẽ bị khô lại và khi cọ xát với nhau sẽ gây chèn ép dây thần kinh khiếm viêm đau khớp vai, càng về đêm cơn đau càng dữ dội và có thể lan sang các vùng khác xung quanh khớp vai, cánh tay…
Thoát vị đĩa đệm cổ: Nghiêm trọng hơn thoái hóa đốt sống cổ chính là bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, khiến cho nhân tràn ra khỏi đĩa đệm, chảy ra ngoài và gây sức ép mạnh lên rễ dây thần kinh., khiếp khớp vai đau dữ dội kèm theo đó là tình trạng tê bì vùng vai gáy lan xuống đến cánh tay, bàn tay. Người bệnh sẽ không thể ngủ được, >sức khỏe giảm sút trầm trọng.
Viêm gân xoay: Các gân xoay vai gồm gân cơ cánh tay và cơ vai bám vào đầu trên xương cánh tay. Khi các gân này bám chắc vào tạo với nhau thành gân chóp xoay giúp khớp vai vững chắc hoạt động ổn định. Tuy nhiên, khi vùng gân xoay này bị viêm kéo theo hiện tượng đau khớp vai phải. Nếu tình trạng viêm này để lâu quá sẽ gây hạn chế cử động xoay, vặn cánh tay, thậm chí bại liệt. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn hãy cân bằng, không vận động quá nhiều những động tác sử dụng bả vai như chơi bóng chày, cầu lông, quần vợt...
Viêm đau khớp vai do lao xương khớp: Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, khiến đốt sống cổ, xương cùng và khớp cùng chậu có thể bị ảnh hưởng. Các xương sườn, xương chậu, các xương nhỏ bàn tay và bàn chân, xương dài, khớp ức đòn, xương ức và túi hoạt dịch cũng có thể bị nhiễm lao, gây ra bệnh đau khớp vai phải, làm cho mọi hoạt động thường ngày trở nên khó khăn.
Sinh hoạt không khoa học: Đau khớp vai phải cũng có thể do làm việc không đúng tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng bằng cổ, ngồi quá lâu một chỗ… Đôi khi thừa cân, lười vận động, stress… cũng gây ra chứng bệnh này.
Các nguyên nhân trên đều gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và sự vận động của con người nên bạn cần phải cẩn thận. Một khi thấy đau nhức khớp vai với cường độ mạnh và thường xuyên thì bạn hãy đi khám ngay, để tìm ra nguyên nhân, xác định phương pháp chữa trị phù hợp.
Những người từ 40-60 tuổi, phải lao động chân tay nhiều, thường giơ tay cao trong quá trình làm việc thì dễ bị đau khớp vai phải. Để điều trị, người bệnh hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ và tiến hành chuẩn đoán lâm sàng, sau đó chụp x-quang loại trừ các tổn thương sụn và xương khớp vai.
Đau khớp vai phải cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để điều trị. Theo đó:
Điều trị nội khoa:
Mục tiêu của cách điều trị này là nhanh chóng giảm đau, chống viêm để duy trì tầm vận động của khớp vai. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc giảm đau acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid. Với những người bị viêm quanh khớp vai thể thông thường, thể> đau vai cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta), tiêm 1 lần duy nhất. Sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại.
Bên cạnh đó, người bệnh cần bất động tương đối khớp vai phải đang bị đau. Nghĩa là bạn vẫn hoạt động và sinh hoạt bình thường với khớp vai đang bị đau, nhưng không được làm các động tác vận động đột ngột, dừng động tác ở tầm vận động khi thấy đau. Bạn tuyệt đối không được bất động hoàn toàn vì có thể dẫn tới hạn chế vận động khớp. Đồng thời, người bệnh cần áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho khớp vai, để nhanh chóng hồi phục, trở lại như bình thường.
Điều trị can thiệp
Với những trường hợp đau khớp vai phải mà bị rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay thì sẽ phải điều trị can thiệp. Nếu gân cơ chóp xoay rách không hoàn toàn, điều trị nội khoa thất bại thì có thể cân nhắc điều trị can thiệp nội soi.
Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Đây là phương pháp điều trị đau khớp vai phải hiệu quả nhất hiện nay. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học, giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, sử dụng cách này sẽ đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, giảm đau nhanh và sớm hồi phục trở lại như bình thường.
Phương pháp này rất an toàn với người bệnh, dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm cho phép xác định chính xác vị trí tổn thương để bác sĩ tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) vào vùng cần điều trị. Vì vậy, so với các phương pháp truyền thống như dùng thuốc hay phẫu thuật để điều trị đau khớp vai phải, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, chấm dứt cơn đau nhanh, quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.
Qua đây, có thể thấy khớp vai phải có liên quan đến nhiều các dây thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Vì vậy, khi bị đau khớp vai phải, bạn không nên chủ quan, hãy đi thăm khám sớm để điều trị dứt điểm để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.