Nếu bạn có những dấu hiệu đau, mỏi ở mắt, bạn nên lưu ý đến việc một số cơ quan trong cơ thể có thể đang mắc bệnh. Nguy hiểm nhất chính là các dấu hiệu của bệnh: gan, túi mật, dạ dày…

My My (t/h) 08:52 10/09/2022

Những cơ quan quan trong trong cơ thể không thể không kể đến mắt. Chúng ta vẫn thường nói đùa với nhau ‘đôi mắt là cửa sổ tâm hồn’, sự thực thì một đôi mắt sáng, khỏe cho chúng ta nhiều hơn những mong đợi. Hãy giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh trước khi quá muộn! Bạn có thể quan sát cơ thể nếu có các triệu chứng ở mắt cần khám sau đây.

Vô tình mất thị lực - bệnh u não

Hiện tượng vô tình mất thị lực được chỉ ra, chúng ta có thể đột nhiên trước mắt tối đen lại, không nhìn thấy gì trong vài giây. Nhưng vì chỉ chớp nhoáng rồi trở lại bình thường. Dấu hiệu trên nếu lặp đi lặp lại, lại kết hợp đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu bệnh về não. Phổ biến nhất là u não. Bệnh có thể xảy ra ở cả 2 mắt. Trong 1 số trường hợp khối u phát triển với kích thước lớn, người bệnh còn có thể luôn cảm thấy mắt bị chèn ép, khó chịu, có vật cản (tầm nhìn bị che khuất), giảm thị lực và hay mỏi mắt.

Bệnh về mắt ảnh hưởng đến não bộ. Ảnh: Internet

Ngoài ra, chúng ta cần cảnh giác cao độ với các vấn đề như xơ cứng động mạch, nhồi máu não có thể xảy ra.

Nhãn cầu lồi ra ngoài - bệnh tuyến giáp

Nhãn cầu lồi ra ngoài hay thường gọi là lồi mắt xảy ra do tổ chức hốc mắt bị tăng thể tích choán chỗ nên đẩy nhãn cầu ra phía trước.

Lồi mắt có thể do sưng nề phần mềm sau một chấn thương vùng đầu mặt. Nhưng cũng được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là bệnh cường giáp. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý bệnh lý viêm như viêm mô tế bào quanh hốc mắt, áp xe dưới màng xương… Hay tràn khí trong hốc mắt, rò động mạch cảnh xoang hang… cũng gây ra tình trạng này.

Quầng thâm mắt ngày càng đậm - bệnh gan

Mắt thâm quầng là biểu hiện thường gặp khi bạn thức khuya hay mất ngủ. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng >sức khỏe của bạn như vấn đề về thận, gan, dạ dày. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…

Để hạn chế điều này, trước tiên bạn nên quan tâm về chế độ sinh hoạt: chế độ ăn, ngủ, nghỉ, tránh thức khuya hay xem máy tính điện thoại quá nhiều. Một số dấu hiệu bệnh quầng thâm mắt có thể là biểu hiện của kinh nguyệt không đều, lượng kinh ra quá nhiều hoặc bị xuất huyết tử cung.

Quầng thâm ở mắt không tốt cho sức khỏe, nhất là bệnh gan. Ảnh: Internet

Vàng mắt - bệnh ung thư gan

Dấu hiệu bệnh mắt vàng cảnh báo các bệnh vô cùng nghiêm trọng về gan, tụy, mật. Bạn hãy đồng thời quan sát cả lòng bàn tay, da tay biểu hiện vàng kèm các dấu hiệu sụt cân, thường xuyên đau bụng, có thể bị sốt hoặc ớn lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng của các bệnh như sỏi mật, khối u đường mật hoặc có thể là khối u ở bên ngoài nhưng gây chèn ép đường mật khác. Hãy chú ý hơn những điều trên cho sức khỏe

Các bệnh cảnh báo về mắt

Ngoài các bệnh liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Theo đó, mắt rất dễ bị tổn thương, mắc các loại bệnh khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc nhìn của mỗi người.

- Dị ứng mắt: Khi bị dị ứng, mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịu cho người bệnh.

- Tật khúc xạ: Là các vấn đề về thị giác, điển hình là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

- Đau mắt đỏ: Bệnh dễ lây nhiễm cao từ người này sang người khác, qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật và bùng phát thành dịch.

Các bệnh về mắt cần lưu ý. Ảnh: Internet

- Chắp, lẹo mắt: Các biểu hiện bệnh là sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ mắt. Sau khoảng 3-4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo.

- Đục thủy tinh thể: Là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt, gây giảm thị lực ở người bệnh. Bệnh với các biểu hiện ban đầu là nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa.

- Viêm loét giác mạc: Những vết thương cực nhỏ bởi sử dụng kính áp tròng, hành động dụi mắt có thể gây viêm loét giác mạc.

- Viêm màng bồ đào: Là gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

- Thoái hóa điểm vàng: Bệnh tuy không gây mù lòa hoàn toàn nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc.

- Tăng nhãn áp: Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng. Để kiểm soát và phát hiện kịp thời bệnh, bạn cần khám mắt định kỳ.

Chăm sóc và bảo vệ mắt

Chia sẻ với VnExpress, Bác sĩ Nguyễn Đức Huy, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, lưu ý những thói quen và chế độ >dinh dưỡng bảo vệ mắt như sau:

- Bổ sung các loại vitamin A, C, E và khoáng chất cần thiết như axit béo omega-3; lutein; kẽm để tăng cường sức khỏe cho mắt. Các loại vitamin có thể tìm trong các loại nước ép trái cây, rau củ quả, các thực phẩm như: cà rốt, dưa leo, ớt chuông, cam, quýt, trà xanh, các loại cá béo, tim, gan...

- Bảo vệ mắt khi ra đường bằng các loại kính chống tia UV, chống ánh sáng xanh.

- Những người làm trong môi trường dễ bị bụi hay dị vật bay vào mắt, bạn tránh dụi mắt, thường xuyên nhỏ và chăm sóc mắt.

- Đảm bảo điều kiện ánh sáng đủ khi học và làm việc

- Tránh sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu. Thường xuyên thư giãn mắt trong thời gian làm việc, có thể nhìn vào cây cối xung quanh.

- Mỗi người nên thực hiện khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần. Khi gặp các vấn đề về mắt cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe