Sán chó là bệnh phổ biến và không có triệu chứng đặc biệt nên dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề về da liễu. Vậy biểu hiện bệnh sán chó là gì, bạn đã biết chưa?
Sán chó là tình trạng bệnh do nhiễm ký sinh trùng Toxocara canis. Đây là một loại ký sinh trùng thường sống nhờ vào cơ thể sinh vật khác, trong đó có con người. Những biểu hiện của bệnh sán chó thường giống với nhiều bệnh lý khác nên dễ bị nhầm lẫn và không được phát hiện sớm. Nếu bạn đang lo lắng mình bị nhiễm bệnh thì hãy cùng tìm hiểu một số biểu hiện bệnh sán chó trong bài viết dưới đây để có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh sán chó thường là do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có trứng giun sán. Khi bị nhiễm sán, tùy vào vùng cơ thể mà sán ký sinh sẽ gây ra các dấu hiệu bệnh khác nhau. Người thắc mắc bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện khi bị nhiễm sán phổ biến nhiều người gặp phải mà bạn cần biết.
Theo dõi xem cân nặng có bị giảm bất thường không là một trong những cách phát hiện bệnh sán chó rõ nhất.
Khi bị nhiễm giun sán, dù vẫn duy trì chế độ ăn uống bình thường nhưng bạn sẽ thấy cân nặng bị sụt bất thường. Nguyên nhân là do khi giun sán ký sinh trong cơ thể người, chúng sẽ lấy đi một lượng lớn các chất >dinh dưỡng mà bạn nạp vào mỗi ngày để sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, ngay cả khi bạn ăn uống bình thường nhưng lại bị sụt cân là do lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt.
Nếu bạn cảm thấy cân nặng bị giảm bất thường và liên tục trong khoảng 1 – 2 tháng thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh.
Thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân là biểu hiện phổ biến thường gặp khi bị nhiễm sán chó.
Bạn sẽ có khả năng cao bị nhiễm sán nếu vừa có các hoạt động tiếp xúc với một khu vực hoặc nguồn nước khác nơi bạn đang sinh sống.
Khi bị sán ký sinh trong cơ thể, chúng không chỉ khiến bạn sụt cân mà còn làm giảm năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu, chóng mặt, dễ bị kiệt sức khi làm những công việc nhẹ nhàng.
Khi ký sinh vào trong cơ thể người, giun sán có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các ống trong thành ruột. Điều này dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn khiến bạn đau bụng thường xuyên tùy cấp độ từ nhẹ đến nặng và kèm theo buồn nôn. Phần trên dạ dày là vị trí đau bụng do bệnh sán chó thường thường gặp nhất.
Đây là biểu hiện phổ biến thường gặp của bệnh sán chó và thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da liễu. Sán chó khi vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố vào máu khiến da bạn bị kích ứng và ngứa dai dẳng. Các độc tố này làm xuất hiện các mẩn đỏ khắp người hoặc ở khu vực mà ký sinh trùng đang sinh sống. Thông thường, tình trạng ngứa có thể sẽ nghiêm trọng hơn vào ban đêm và người bị sán chó cũng thường hay bị ngứa hậu môn.
Nếu quan sát thấy sắc tố của mắt và da thay đổi thì có thể bạn đang bị nhiễm sán chó. Nguyên nhân là do giun sán hút máu để sinh sống nên sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu sắt. Khi cơ thể bị thiếu máu, màu mắt và da của bạn sẽ trở nên nhợt nhạt hơn. Các biểu hiện kèm theo có thể là thường xuyên bị mệt mỏi, khó tập trung hay nhịp tim đập nhanh bất thường.
Thường xuyên cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn hay tỉnh giấc giữa đêm là biểu hiện thường gặp ở người bị nhiễm giun sán. Tình trạng này phổ biến và rõ hơn ở những trường hợp ký sinh trùng giun đã di trú đến não. Khi đó, chúng sẽ làm rối loạn chức năng bình thường của não khiến bạn khó ngủ và mất tập trung. Đây cũng là nguyên nhân khiến tâm trạng người bệnh thay đổi thất thường.
Khi lưu trú trong cơ thể lâu ngày, ký sinh trùng Toxocara canis có thể xâm nhập vào gan, phổi, não và gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan này. Trong trường hợp ảnh hưởng nguy hiểm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nặng nề như:
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về biểu hiện bệnh sán chó để có thể phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung kiến thức chăm sóc >sức khỏe hợp lý và phòng bệnh đúng cách để tránh nhiễm sán một cách hiệu quả.