Tam thất thì ai cũng biết nhưng củ tam thất chữa bệnh gì thì hẳn là không phải ai cũng rõ. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung bài viết
Người dân Việt Nam hẳn đã rất quen thuộc với tam thất, một loại củ đa dụng. Theo Đông Y thì tam thất và hoa tam thất là một trong những bài thuốc kỳ diệu chữa được nhiều bệnh. Cụ thể thì củ tam thất chữa bệnh gì? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nó.
Tìm hiểu về củ tam thất
Tam thất là loại củ được sử dụng nhiều trong Đông Y, được coi là loại dược liệu “Tiền thổ, hậu cam, hậu cam cam”. Đó là bởi khi người ta sử dụng tam thất ban đầu sẽ thấy có vị ngọt nhẹ sau đó ngay lập tức là đắng ngắt, cuối cùng lại là ngọt và còn lưu mãi trong họng.
Đây là loại thảo dược gần với cây sâm. Và phải được trồng từ 3-7 năm mới thu hoạch được củ. Sau đó, người ta sẽ đem sấy khô và làm thuốc.
Các thành phần có trong củ tam thất
Củ tam thất có 2 thành phần chính đó là:
- Saponin: Đây là dưỡng chất quan trọng giúp tiêu sưng, giảm đau. Chúng sản xuất ra hợp chất Ginsenosides tác động đến hệ thần kinh, miễn dịch, nội tiết, có tác dụng khác nhau lên từng cơ quan bộ phận trên cơ thể.
- Flavonoid: Giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm lão hóa tế bào, giảm đau, giảm viêm..
Bên cạnh đó, trong tam thất còn có nhiều chất khác như hợp chất có nhân Sterol, acid amin, nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng khác.
Cách sử dụng củ tam thất
Sau đây là một số cách sử dụng tam thất đơn giản nhưng hiệu quả:
Dùng tam thất sống
Rửa sạch tam thất và thái nhỏ từng lát mỏng rồi cho vào ngậm hoặc nhai. Cách này sẽ giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng của tam thất.
Dùng chín tam thất
Cách chế biến giống như ăn sống, nhưng sẽ cho lát thái vào hấp cách thủy cho mềm, đồng thời giảm mùi ngái đi.
Nghiền thành bột điều trị nội và ngoại khoa
Bạn có thể chế biến thành 3 dạng bột:
- Bột tươi: làm thành bột từ củ tươi, cần phải dùng luôn vì không để lâu được.
- Bột sống: làm thành bột từ củ đã phơi hoặc sấy khô. Bột sẽ để được lâu hơn.
- Bột chín: Rửa sạch tam thất, ủ với rượu cho mềm, thái lát mỏng, sao qua rồi tán thành bột.
Ngâm rượu
Rửa tam thất sạch sẽ để ráo nước, cho vào bình, đổ rượu vào ngâm với tỷ lệ nếu là tam thất bắc thì tỉ lệ là 300g ngâm với 3 lít rượu, tam thất rừng thì 1kg với 4 lít, còn tam thất nam thì 1kg ngâm 6 lít. Ngâm 4 tháng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén không quá 100ml.
Tam thất ngâm mật ong
Rất đơn giản, chỉ cần thái nhỏ hoặc nghiền thành bột rồi cho mật ong vào ngâm.
Chế biến thành các món ăn bồi bổ khác nhau
Một số món ăn có thể chế biến từ tam thất đó là: gà tần tam thất bắc, tim hầm tam thất, cháo hầm tam thất…
Củ tam thất chữa bệnh gì?
Sử dụng tam thất để chữa một số bệnh như sau:
- Bảo vệ tim, không bị loạn nhịp nhờ có ginsenoside giúp giãn mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Ngày uống khoảng 3g bột tam thất và chia đều 3 lần/ngày, uống cùng với nước ấm. Sau 30 ngày sẽ thấy kết quả.
- Cầm máu đồng thời tan huyết ứ. Tam thất có thể cầm máu cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể. Chỉ cần lấy bột rắc vào nơi bị thương bên ngoài. Và uống nếu muốn tan máu bên trong. Cách sử dụng cũng như với việc bảo vệ tim.
- Tiêu các khối u từ lành tính đến ác tính. Chỉ cần sử dụng kiên trì khoảng từ 3 đến 6 tháng với 2 đến 3 lần/ngày bạn sẽ thấy kết quả diệu kỳ mà tam thất mang lại.
- Chữa đau thắt ngực với tam thất rất đơn giản. Ngày chỉ cần uống khoảng 3 đến 6g một tam thất với nước ấm là được.
- Chữa đau thắt lưng bằng bột tam thất kết hợp cùng với bột hồng nhân sâm. Ngày uống khoảng 4g hỗn hợp chia làm 2 lần và dùng cách nhau 12h.
- Củ tam thất chữa mất ngủ bằng cách kết hợp cùng với các loại dược liệu khác để pha thành trà sẽ cho tác dụng tốt hơn. Cụ thể là nấm linh chi. Việc thực hiện rất đơn giản, đó là rửa sạch 2 loại củ này sau đó đun khoảng 35 đến 40 phút là được. Ngoài ra uống hoa tam thất cũng chữa mất ngủ rất tốt.
Cách bảo quản củ tam thất khô
Cách bảo quản tam thất vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần bảo quản củ tam thất khô trong hộp, túi kín. Đặt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh côn trùng phá hoại. Tốt nhất nên đóng vào túi chân không. Những hôm trời ẩm cao, nên đem đi phơi lại rồi cất, tránh không để nước rơi vào.
Bột tam thất cũng bảo quản như củ tam thất, nhưng không nên để quá lâu hay tán thành bột quá nhiều vì chỉ có thể giữ được từ 6 tháng đến 1 năm tránh hao mất dinh dưỡng.
Chắc chắn khi đọc xong bài viết này thì bạn đọc cũng đã hiểu rõ hơn về củ tam thất chữa bệnh gì. Hãy ghi nhớ để sử dụng khi cần thiết.