Thủy đậu là căn bệnh ngoài da rất nguy hiểm và có tính lây nhiễm cao. Rất nhiều người sau khi trải qua căn bệnh này đã lo lắng và thắc mắc: “Bị thủy đậu rồi có bị lại không?.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Varicella gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm ngoài da, rất dễ bị nhiễm trùng ở nơi mọc mụn nước, thường xảy đến với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Nhiều người thắc mắc không biết triệu chứng của bệnh >thủy đậu như thế nào? Bị thủy đậu có ngứa không? Bị thủy đậu nên ăn gì? Bị thủy đậu rồi có bị lại không? Hay bị thủy đậu có ra ngoài được không?,...
Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để ngăn ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả, cần phải có kiến thức tốt về căn bệnh này. Thủy đậu có 4 giai đoạn hình thành và phát triển bệnh, mỗi giai đoạn có các dấu hiệu nhận biết khác nhau:
Giai đoạn này thường kéo dài từ 10 - 20 ngày. Đây là giai đoạn mới nhiễm virus bệnh nên khó để có thể nhận biết.
Ở giai đoạn này cơ thể bệnh nhân đã bắt đầu xuất hiện những nốt phát ban nhỏ màu đỏ, kèm theo sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
Ở giai đoạn này các nốt mụn phát ban xuất hiện nhiều nốt phỏng nước gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Những nốt mụn nước xuất hiện dày đặc trên cơ thể, mọc kín toàn thân bệnh nhân, thậm chí trong niêm mạc cũng xuất hiện các nốt mụn nước này khiến cho người bệnh khó ăn uống. Bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ bị sốt cao hơn, đau đầu, mỏi cơ, chán ăn và buồn nôn.
Khoảng từ sau 10 ngày, các mụn nước bắt đầu vỡ ra, chỗ đầu nốt phát ban khô lại đóng thành vảy rồi bong ra, da dần hồi phục trở lại.
Thủy đậu mọc quá nhiều trong giai đoạn phát bệnh và bong tróc nốt phát ban khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bệnh nhân gãi, sờ và chà xát vào những nốt mụn ấy sẽ khiến cho cảm giác ngứa ngáy gia tăng. Vậy trong trường hợp bị thủy đậu ngứa quá phải làm sao?
Thủy đậu trong một thời gian ngắn sẽ phát bệnh, lây lan ra toàn thân bao gồm cả vùng da đầu của người bệnh, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức và khó khăn trong quá trình vệ sinh da đầu.
Theo quan niệm ngày xưa, người ta cho rằng bị thủy đậu nên kiêng nước. Trên thực tế, điều này hoàn toàn chưa được chứng thực. Hơn nữa, thường thì bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện nhiều nhất là vào mùa nóng, khi đó tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường. Do đó, rất dễ khiến cho vùng da bị thủy đậu bị nhiễm trùng nếu không được làm sạch. Người bệnh kiêng nước, không tắm, không gội đầu sẽ rất khó chịu, mùi hôi người cộng với mùi mụn nước, chưa kể chất nhờn tiết ra sẽ kết dính lại càng làm cho bệnh nặng thêm.
Da đầu là nơi tiết bã nhờn rất nhiều, đó cũng là vùng da rất nhạy cảm, nếu không được làm sạch sẽ rất ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy người bệnh nên gội đầu trong quá trình phát bệnh, để làm sạch và tránh nhiễm trùng vết thương trên da.
Rất nhiều người dù là đã bị thủy đậu hoặc chưa bị thủy đậu bao giờ đều có một nỗi lo lắng chung về căn bệnh này: “Người bị thủy đậu rồi có bị lại không?”.
Qua nhiều nghiên cứu và khẳng định từ các chuyên gia và các bác sĩ, tin vui cho những người đã từng bị bệnh thủy đậu, xác suất mắc bệnh thủy đậu chỉ xảy đến duy nhất một lần trong cuộc đời. Đồng nghĩa với việc người bị mắc bệnh sẽ không có nguy cơ bị thủy đậu lần hai. Những người bị bệnh thủy đậu rồi sẽ miễn dịch với loại bệnh này cho đến suốt đời.
Tuy nhiên, vẫn có người có nguy cơ bị thủy đậu lần hai trong một số trường hợp dưới đây:
Các chuyên gia khuyên rằng, trong thời kỳ phát bệnh thì bệnh nhân không nên đi ra ngoài. Vì lúc này, >sức khỏe và sức đề kháng của người bệnh còn rất yếu. Hơn nữa đi ra ngoài thì khả năng lây nhiễm cho người khác là rất cao, chỉ nên đi ra ngoài khi bệnh đã thuyên giảm.
Một chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bị bệnh thủy đậu. Nên ăn gì để tăng sức đề kháng khi mắc bệnh? Dưới đây là các món ăn người bị thủy đậu nên ăn:
Vậy là bài viết trên đã giải đáp được mọi lo lắng và thắc mắc bị thủy đậu rồi có bị lại không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh thủy đậu để có cách phòng ngừa với căn bệnh lây nhiễm này.