Bệnh thủy đậu không phải là bệnh quá xa lạ, đặc biệt với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam. Thủy đậu có lây không, cách phòng tránh lây nhiễm và điều trị như thế nào?
- Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì để nhanh khỏi, không để lại sẹo
- Những lưu ý về bệnh thủy đậu khi mang thai
Bệnh thủy đậu không phải là căn bệnh quá xa lạ, đặc biệt với điều kiện thời tiết như ở Việt Nam, khí hậu nóng ẩm nên khả năng mắc phải là rất cao. Vậy bệnh thủy đậu có lây không, cách phòng tránh lây nhiễm và điều trị như thế nào? Bạn hãy xem ngay các thông tin dưới đây.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Để biết được bệnh thủy đậu có lây không, bạn cần hiểu rõ cơ chế gây bệnh. Bệnh thủy đậu do một loại virus có tên là Varicella gây nên. Loại virus này là tác nhân chính gây ra bệnh thủy đậu và zona thần kinh. Đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ dàng bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Thủy đậu có thể xảy ra ở cả người lớn nhưng phổ biến ở trẻ em hơn. Mùa xuân là giai đoạn dễ dàng bùng phát dịch nhất bởi thời tiết nồm, ẩm, không được khô thoáng như các mùa khác trong năm. Dịch thủy đậu xảy ra thông thường cũng mang tính chất định kỳ trong năm tương tự như dịch sởi.
Thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng 2-3 tuần. Trong thời gian ủ bệnh thủy đậu có lây không? Nhiều người lầm tưởng cho rằng trong thời gian ủ bệnh virus vẫn đang tồn tại trong cơ thể người bệnh nên không lây sang người khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn ủ bệnh đã có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm cao nhất là ở thời điểm trước khi phát bệnh khoảng 1-2 ngày.
Vậy ở giai đoạn người bệnh sắp khỏi, thủy đậu khô rồi có lây không? Các nốt thủy đậu khi đóng vảy lại vẫn có khả năng lây lan cho người khác. Bởi khi đó, virus gây bệnh vẫn tồn tại và hoạt động nên vẫn có thể truyền nhiễm cho người không bị bệnh.
Bệnh thủy đậu ở người lớn có lây không? Do cơ chế lây lan của bệnh là bởi virus và truyền nhiễm từ người sang người nên thủy đậu có khả năng lây lan nhanh kể cả ở người lớn và trẻ em. Một số nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình sống chung có thành viên bị thủy đậu thì khả năng lây nhiễm rất cao, từ 70-90%.
Bệnh thủy đậu có lây ở người lớn - Ảnh minh họa: Internet.
Các con đường lây lan của thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường lây lan qua một số con đường như sau:
- Lây lan từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc trực tiếp.
- Lây lan qua không khí thông qua tiết dịch đường hô hấp hoặc dịch của nốt phỏng trên vùng da phát ban thủy đậu.
- Lây lan gián tiếp qua các đồ dùng chung có chứa chất dịch của nốt phỏng trên vùng da phát ban của thủy đậu.
Như vậy, các thông tin này đã trả lời cho câu hỏi thủy đậu có lây không. Khả năng lây nhiễm của bệnh là rất cao, khoảng 90% những người từng tiếp xúc với người thủy đậu cũng sẽ mắc bệnh. Do đó, bạn cần biết cách phòng tránh.
Phòng ngừa lây nhiễm thủy đậu
Vì thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nên bạn cần biết cách phòng tránh:
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh thủy đậu, bạn nên đeo khẩu trang nếu bắt buộc phải tiếp xúc.
- Luông vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn, nhỏ mắt và mũi bằng nước muối sinh lý để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Nếu trong tập thể có người bị thủy đậu, cần tiến hành cách ly cho đến khi khỏi hẳn, hoàn toàn không còn các dấu hiệu của thủy đậu.
- Tiêm vaccine phòng ngừa thủy đậu. Đây là cách tốt nhất để bạn giữ mình trong vùng an toàn khi có dịch xảy ra. Vaccine có hiệu lực sau 3 tuần kể từ ngày tiêm và hiệu quả khoảng 15 năm không bị thủy đậu.
>>> Xem thêm:
- Mẹo dân gian bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?
- Bị thủy đậu có ngứa không? Những cách giảm ngứa hiệu quả khi bị thủy đậu
Điều trị bệnh thủy đậu
Thông thường, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc trực tiếp trên các nốt phỏng do thủy đậu gây ra:
- Với những nốt phỏng thủy đậu, bệnh nhân có thể dùng thuốc tím để bôi để kháng khuẩn và tránh bị sẹo.
- Với những nốt thủy đậu đã bị vỡ, chảy dịch cần sử dụng dung dịch Xanh Methylen bôi trực tiếp lên. Tuyệt đối không bôi thuốc mỡ tra mắt, sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân tuyệt đối không bôi kem trị ngứa có thành phần Phenol ở trẻ dưới 6 tháng và bà bầu.
Ngoài ra, để quá trình điều trị nhanh chóng, hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý:
- Mặc trang phục rộng rãi, thoáng và vải mềm để tránh gây cọ xát làm vỡ những nốt thủy đậu.
- Tránh ra gió và đụng chạm nước lạnh quá nhiều vì có thể khiến các nốt phỏng vỡ dễ lây lan sang vùng khác.
- Không gãi gây trầy xước và vỡ nốt thủy đậu, khiến dịch trong các niêm mạc lây lan.
- Vệ sinh, sát khuẩn cơ thể bằng nước muối sinh lý, tắm nhẹ nhàng bằng nước ấm.
- Khi bệnh nhân có biểu hiện biến chứng do thủy đậu như sốt cao liên tục, người bị mê man, nôn mửa,... cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.
Trên đây là một số thông tin giải đáp về vấn đề bệnh thủy đậu có lây không, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào. Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao và dễ bùng phát thành dịch nên bạn cần biết cách phòng ngừa để tránh bị lây bệnh. Ngoài ra, bạn cần nắm được một số thông tin để điều trị bệnh khi không may mắc phải.