Tim lợn hầm thuốc bắc là món đại bổ, ‘cứu tinh’ của những người mất giấc ngủ, đặc biệt phụ nữ trung niên.

My My (t/h) 08:02 23/08/2022

Giấc ngủ được xem là vô cùng quan trọng bất kể ở độ tuổi nào. Trên thực tế, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, thường >mất ngủ do nồng độ hormone estrogen suy giảm.

Theo Tổ chức giấc ngủ Quốc gia Mỹ, phụ nữ có nguy cơ mất ngủ trong suốt cuộc đời cao hơn 40% so với nam giới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, nữ giới thường mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn và thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy nhiều hơn so với phái mạnh.

Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ về tình trạng mất ngủ trên VnExpress, nữ giới thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn, khiến tình trạng mất ngủ, khó ngủ diễn ra nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi nội tiết khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai... có ảnh hưởng đến giấc ngủ phụ nữ. Trước khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện, nồng độ hormone progesterone thường giảm xuống. Hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng như thay đổi cảm xúc, dễ bị kích thích, đau bụng... khiến nhiều chị em thao thức. Vào giai đoạn thai kỳ, nội tiết thay đổi, >mẹ bầu thường thấy mệt mỏi, bất an, dễ buồn nôn... giấc ngủ vì thế cũng kém chất lượng.

Vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, nồng độ hormone estrogen suy giảm (trung bình mỗi năm phái nữ mất đi 1% nội tiết tố estrogen) khiến chị em dễ lo âu, nổi cáu, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.

Những nguyên nhân gây mất ngủ

Theo Lao động, có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ khó ngủ hoặc không ngủ được, có thể do bệnh lý hoặc do các yếu tố chủ quan. Dưới đây là một số “thủ phạm” điển hình nhất:

- Suy nhược thần kinh: Áp lực công việc và cuộc sống, stress quá mức trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, mất cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế, dẫn tới chứng suy nhược thần kinh, trầm cảm...

- Thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai, chu kì kinh nguyệt hay giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh ở nữ giới.

- Môi trường tác động: Không gian ngủ nhiều tiếng ồn, chật hẹp, nóng bức, quá lạnh, quá sáng…

- Ăn uống không điều độ: Bị mất ngủ có thể do ăn quá no trước khi ngủ, đồ ăn khó tiêu, dùng đồ uống có cồn, chất kích thích (cafein)...

- Thay đổi nhịp sinh học: Thay đổi múi giờ, mệt mỏi sau chuyến bay dài, làm tăng ca ban đêm…

-  Bệnh về xương khớp: Bạn bị mất ngủ có thể do chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… gây ra các cơn đau nhức về đêm khiến bệnh nhân đau đớn.

-  Bệnh về đường hô hấp: Hen phế quản, viêm phế quản… cũng có thể gây mất ngủ, kèm theo ho nhiều về đêm, khó thở, tức ngực, gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.

- Bệnh về đường tiết niệu: Sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thận yếu… làm người bệnh mất ngủ, đi tiểu đêm nhiều lần.

Tác dụng của tim lợn hầm thuốc bắc trị mất ngủ

Theo trang Tri thức và cuộc sống, trên thực tế, >dinh dưỡng của tim lợn vô cùng phong phú, có tác dụng dưỡng tim, dưỡng huyết, an thần, rất thích hợp cho những người kém ngủ, mất ngủ, hay mộng mị như người già và trẻ em, cũng rất thích hợp để ăn vào mùa lạnh, mùa hanh hao.

Tim lợn hầm thuốc bắc, món ăn đại bổ. Ảnh: Internet

Thuốc bắc và tim lợn hầm chung với nhau không chỉ giảm chứng mất ngủ mà còn tăng cường thể lực, phòng chống cảm lạnh, nâng cao khả năng miễn dịch. Các gia đình có thể chế biến món ăn với tim lợn nhằm cải thiện tốt nhất.

Nguyên liệu:

Tim lợn tươi, hoàng kỳ, đảng sâm bắc, câu kỷ, táo đỏ thuốc bắc.

Cách làm:

- Rửa sạch tim lợn, sau đó cắt đôi và tiếp tục rửa sạch bên trong. Tiếp theo, chúng ta thái tim lợn thành từng lát mỏng, sau đó đem rửa lại với nước vòi chảy để sạch hẳn máu đông bên trong.

- Rửa sạch các dược liệu hoàng kỳ, đảng sâm bắc, câu kỷ, táo đỏ thuốc bắc.

- Cho tim lợn, hoàng kỳ, đảng sâm bắc, táo đỏ thuốc bắc vào nồi hầm, thêm ít nước, hầm trong 50 phút. Khi hầm, bạn phải nắm rõ thời gian, nhớ hầm cách thủy để tim lợn tiết ra hết dinh dưỡng và phát huy hết tác dụng của dược liệu.

- Sau 50 phút, thêm câu kỷ đã rửa sạch và đun nhỏ lửa tiếp trong 10 phút. Sau 10 phút, bạn rắc thêm chút muối cho vừa ăn là món canh tim lợn hầm thuốc bắc thơm ngon này đã hoàn thành rồi đấy.

Ảnh minh họa: Internet

Một số cách cải thiện mất ngủ ở phụ nữ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, theo bác sĩ Minh Đức chia sẻ trên VnExpress, phụ nữ nên bắt đầu từ việc thiết lập lối sống lành mạnh, chủ động chăm sóc >sức khỏe tinh thần, bộ não bằng các giải pháp khoa học.

Phụ nữ cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giải tỏa căng thẳng, lấy lại nguồn năng lượng tích cực cho não bộ bằng các thói quen như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga... Thu xếp thời gian, công việc bên ngoài và công việc nhà phù hợp; trao đổi với người thân để chia sẻ công việc khoa học, tránh áp lực.

Chế độ ăn lành mạnh, tăng cường nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3, magie, canxi, vitamin B, C, D... (có nhiều trong cá hồi, quả óc chó, trứng, tôm, sữa, quả bơ, bông cải xanh, cam...) cũng đem lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ.

Ngoài ra, phụ nữ còn cần duy trì hoạt động thể chất đều đặn. Tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày với những bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, yoga... giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe