Dinh dưỡng góp phần không nhỏ để cải thiện trình trạng bệnh tật, trong đó có những thực phẩm hữu ích cho người mắc sốt xuất huyết.
- Bị sốt nhưng không phát hiện sốt xuất huyết, cô gái tử vong sau 4 ngày tự mua thuốc điều trị
- Bé trai nguy kịch do đồng nhiễm sốt xuất huyết và biến chứng hậu COVID-19, ‘bão cytokine’ ảnh hưởng nặng nề
Vào thời điểm hiện tại, dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát dữ dội. Người bệnh sốt xuất huyết dễ bị sốt cao, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, bác sĩ, nếu ăn uống đúng cách, bệnh có thể hồi phục nhanh hơn. Một chế độ ăn uống cân bằng là rất cần thiết để tăng khả năng miễn dịch, sức đề kháng là điều kiện thiết yếu để phục hồi bệnh. Dưới đây là 7 nhóm thực phẩm có lợi, giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng phục hồi sức khỏe mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể.
1/ Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là một loại nước điện giải, có tác dụng thanh lọc, giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất đi kèm với bệnh sốt xuất huyết là mất nước. Trong khi uống nước dừa có khả năng bù nước cực kỳ tốt. Do đó, bạn nên uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết. Điều này giúp cơ thể nhanh khỏe hơn. Bạn có thể uống nước dừa vào buổi sáng trước hoặc sau khi ăn sáng 30 phút. Lưu ý, những người có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2/ Thực phẩm giàu protein
Bạn có thể tìm và bổ sung các thực phẩm giàu protein an toàn và lành tính như: trứng, thịt gà, cá. Sở dĩ protein có tác dụng tốt vì nó là một trong những dưỡng chất thiếu yếu, giúp tái tạo và phục hồi cơ thể hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các món ăn này để nấu cháo, bổ sung cho người bệnh.
3/ Thực phẩm giàu vitamin C
Khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, vitamin C như cam, chanh cần thiết để tăng cường miễn dịch, giúp bệnh sốt xuất huyết phục hồi sức khỏe. Sử dụng các thực phẩm dạng nước ép chứa vitamin C giúp bệnh tình mau giảm.
4/ Lá đu đủ
Trong các bài thuốc chống cảm và sốt xuất huyết. Lá đu đủ được nhắc đến có nhiều đặc tính giúp phòng ngừa sốt xuất huyết, giảm nguy cơ mắc và chữa bệnh hiệu quả. Theo Tiền Phong, lá đu đủ đặc biệt làm tăng số lượng tiểu cầu, giúp loại bỏ nhiều ký sinh trùng ra khỏi cơ thể, cân bằng lượng đường huyết,tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư và đặc biệt có khả năng phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết.
Bạn có thể sử dụng các cách dùng lá đu đủ để phòng ngừa bệnh như sau:
Cách 1: Hái 5 lá đu đủ cỡ vừa sau đó rửa kỹ và cắt chúng thành từng miếng dài khoảng 10cm. Cho lá vào nồi đun sôi với 2 lít nước không đậy vung nồi cho đến khi nước cạn sánh còn một nửa. Uống nước này trong 1-2 ngày và để bảo quản trong tủ lạnh.
Cách 2: Ăn đu đủ chín mỗi ngày hoặc có thể uống một cốc nước đu đủ ép với một ít nước chanh. Nên ăn hoặc uống nước ép đu đủ ít nhất 2-3 lần/ngày giúp bạn có thể phòng ngừa và chữa bệnh sốt xuất huyết nhanh hơn.
Cách 3: Lấy lá đu đủ tươi nghiền nát lấy nước chiết xuất uống 2 thìa cà phê, mỗi ngày uống 2 lần sẽ giảm đáng kể nguy cơ sốt xuất huyết.
5/ Trà thảo mộc
Một ngụm trà thảo mộc có thể giúp bệnh nhân sốt xuất huyết làm dịu các triệu chứng của bệnh. Trà thảo mộc giúp kiểm soát các triệu chứng đau họng và sốt.
Lương y Bùi Hồng Minh khuyên nên sử dụng trà gừng, vừa đơn giản dễ làm vừa giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa giúp giảm sốt xuất huyết.
Bạn có thể lựa chọn các loại trà pha chế có thảo quả, bạc hà, gừng, quế... Trà thảo mộc sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể và tinh thần. Nó cũng sẽ giúp tạo giấc ngủ, để cơ thể bạn có thể nghỉ ngơi trong thời gian tối đa và giúp bạn phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết càng sớm càng tốt. Hai tách trà thảo mộc là vừa đủ trong một ngày, không nên trộn quá nhiều loại gia vị, cho lượng trà vừa đủ để trà dễ tiêu hóa
6/ Súp rau củ quả, cháo
Các loại rau củ quả hầm giúp người bệnh dễ ăn và tiêu hóa. Bạn có thể chọn các loại rau củ quả như: cà rốt, ngũ cốc, khoai tây, rau họ cải giúp cơ thể chống lại virus, nhanh phục hồi sức khỏe.
Một bữa ăn có thể được chuẩn bị dưới dạng súp hoặc rau xay nhuyễn, cho thêm miếng đậu hũ hoặc ít thịt nạc để tăng protein, năng lượng, chất xơ và khoáng chất. Các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch có thể dễ tiêu hóa nên tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì nó giúp chống lại các tác động xấu của bệnh sốt xuất huyết.
Để giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, người bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, A, K; folate, sắt…
Theo Sức khỏe và đời sống, người bệnh không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm nào nhưng cũng cần lưu ý hạn chế ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Không ăn đồ cay, nòng và không uống rượu bia, chất kích thích.
Tránh các thức ăn, đồ uống có màu đỏ sẫm như tiết (lợn, bò, gà…), củ dền… Những thực phẩm này dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.