Trong nhiều trường hợp, thông qua những sự thay đổi như tê chân, đau chân, sưng chân... cũng giúp chúng ta chẩn đoán những vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.
Chúng ta thường dành nhiều thời gian để >chăm sóc da, tóc, mũi, miệng... mà ít khi chú ý đến >sức khỏe của bàn chân. Thực tế, bàn chân chính là nền tảng của sức khỏe, được y học Trung quốc ví như "bộ não thứ 2" của con người.
Dù là cơ quan có vị trí thấp nhất cơ thể nhưng bàn chân đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng. Chân không chỉ giúp nâng đỡ trọng lượng toàn thân, tham gia vào các hoạt động của toàn bộ chi dưới mà mỗi một vị trí trên lòng bàn chân còn chứa vô số dây thần kinh và mạch máu liên kết với mạch máu ở tim, cột sống và não...
Theo Aboluowang, thông qua những sự thay đổi như tê chân, đau chân, sưng chân... cũng giúp chúng ta chẩn đoán những vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.
Tín hiệu 1: Tê chân
1. Dấu hiệu trước của cơn đột quỵ
Đối với những người bị huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ cứng động mạch... thì tê chân có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ. Hầu hết nạn nhân đột quỵ đều nhận thấy sự suy yếu, tê mỏi ở một hoặc hai chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu mất thính giác, khó nói chuyện...
2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Căn bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, song thường mắc nhất là lứa tuổi lao động. Bị đau thắt lưng khi thoát vị đĩa đệm sẽ gây đau thần kinh tọa. Trong khi đó, dây thần kinh tọa lại nằm dọc theo thắt lưng, mông, mặt sau đùi và mặt sau của chân dưới ra bên ngoài bàn chân. Do đó, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dễ bị tê chân và hầu hết cũng đi kèm với dấu hiệu đau thắt lưng và đau chân.
Bên cạnh đó, cũng có những bệnh nhân chỉ bị tê ở bàn chân trái hoặc bàn chân phải. Những người này chủ yếu là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trung tâm.
3. Biến chứng tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi đường huyết tăng, nó sẽ gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa của các sợi thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Lúc này, sẽ có cảm giác tê ở tứ chi.
Nếu đang mắc bệnh tiểu đường và nhận thấy có dấu hiệu tê chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, hoặc béo phì, bạn cũng nên xem xét nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bản thân.
Tín hiệu thứ hai: Bàn chân sưng
1. Bệnh tim mạch
Khi bị suy tim, một hoặc cả hai ngăn dưới của tim (tâm thất trái và tâm thất phải) sẽ mất khả năng bơm máu hiệu quả. Đồng thời, khả năng thu hồi máu từ các cơ quan trở về tim cũng giảm sút, gây ứ đọng máu tại các tĩnh mạch và cuối cùng dẫn đến tình trạng phù nề ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân...
Do đó, nếu bạn thấy bàn chân sưng lên mà không có lý do, đừng chủ quan mà hãy đi khám tim càng sớm càng tốt.
Sưng chân có thể là dấu hiệu của bệnh thận, bệnh tim...
2. Bệnh thận
Sưng chân có thể là dấu hiệu của chứng suy thận, thận hư... Khi các mao mạch bị rò rỉ, thận sẽ đóng vai trò giữ nước và chất điện giải natri để bù lại phần dịch bị mất. Tuy nhiên, lượng nước trong cơ thể tăng sẽ làm cho các mao mạch trong cơ thể bị sưng phù gây phù chân. Ngoài ra, bệnh thận còn gây sưng phù mặt, mắt, tay...
Những người có tuổi thọ ngắn thường có "4 việc chậm": Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều cần kiểm tra và kịp thời thay đổi
3. Bệnh mạch máu
Các bệnh mạch máu có thể gây sưng chân, chẳng hạn như suy van tĩnh mạch, rối loạn tuần hoàn máu và huyết khối tĩnh mạch sâu...
4. Bệnh gan
Gan là một cơ quan quan trọng để tổng hợp protein trong cơ thể con người. Nếu bạn mắc bệnh gan mãn tính, lượng albumin trong máu sẽ giảm và đồng thời áp suất thẩm thấu trong máu cũng giảm, đây có thể là nguyên nhân chân sưng.
Tín hiệu thứ ba: Đau chân
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nếu không thể kiểm soát bệnh tốt, có thể làm hỏng dây thần kinh do đường bị tích tụ nhiều ở những vị trí này. Nếu bị tổn thương dây thần kinh ở chân và bàn chân, bạn có thể mất cảm giác nóng, lạnh hoặc cảm thấy quá đau ở vị trí đó. Nếu chủ quan, vết thương có thể trở nên tồi tệ hơn và bị nhiễm trùng.
2. Xơ cứng động mạch chi dưới
Xơ vữa động mạch chi dưới có nghĩa là các mạch máu ở chân bị chặn, dẫn đến không cung cấp đủ máu cho chân và gây ra một loạt các triệu chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ cắt cụt chân do hoại tử vì tắc mạch. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể chết vì các biến chứng ở tim như nhồi máu cơ tim, đột tử hoặc ở não như tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, mỗi khi đi bộ, chạy bộ nếu bạn cảm thấy đau chân và đau bắp chân, đừng chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bệnh tật.