Khi ung thư tuyến tụy phát triển, cơn đau sẽ tập trung ở vùng bụng trên hoặc lưng dưới tại vị trí tương ứng của khối u.
Gần đây, Bệnh viện Jishuitan Bắc Kinh (Trung Quốc) nơi bác sĩ Gao Pengji (trưởng khoa Phẫu thuật tổng hợp) làm việc có tiếp nhận một trường hợp vào viện trong trạng thái đau bụng, chướng bụng. Không ai ngờ bệnh nhân đó mắc >ung thư tuyến tụy, và cảm giác đau ở bụng chính là triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nó lại rất giống với cơn đau do >bệnh dạ dày nên dễ bị bỏ qua.
Ung thư tuyến tụy chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, độ tuổi thường là sau 40 tuổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người hút thuốc cao hơn khoảng 1,5 lần so với người không hút thuốc.
Theo bác sĩ Gao Pengji: "Bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường thấy chán ăn, mệt mỏi và sụt cân. Ở một số ít bệnh nhân, tế bào ung thư sẽ di căn vào khoang bụng, dẫn đến đau bụng và chướng bụng. Khi ung thư tuyến tụy phát triển, cơn đau sẽ tập trung ở vùng bụng trên hoặc lưng dưới tại vị trí tương ứng của khối u. Khi xuất hiện những triệu chứng này nghĩa là ung thư đã ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng các liệu pháp giảm đau".
Bác sĩ cũng cho biết: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính gây ung thư tuyến tụy chính là hút thuốc, uống rượu, béo phì và chế độ ăn nhiều chất béo trong thời gian dài.
Ung thư tuyến tụy chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, độ tuổi thường là sau 40 tuổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người hút thuốc cao hơn khoảng 1,5 lần so với người không hút thuốc.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm tụy mãn tính và có >sỏi ống tụy cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tụy.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy rất âm ỉ nên việc sàng lọc thường xuyên là cần thiết. Bác sĩ Gao Pengji khuyên mọi người nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần, nhất là người sau tuổi 40. Ngoài việc khám định kỳ 6 tháng/lần, các nhóm có nguy cơ cao cũng nên tiến hành chụp CT hoặc MRI vùng bụng trên 1-2 năm một lần để sàng lọc tuyến tụy.
"Một khi ung thư tuyến tụy đã phát ra triệu chứng thì điều đó cho thấy bệnh nhân gần như đã mất đi cơ hội điều trị bằng phẫu thuật. Ngay cả đối với những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 10%", bác sĩ nói.
Bác sĩ cũng gợi ý cần làm tốt những điểm sau đây để phòng ngừa ung thư tuyến tụy.
Bỏ hút thuốc và uống rượu để giảm nguy cơ
Hút thuốc lâu dài không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà còn làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc các khối u khác nhau ở hệ tiêu hóa, bao gồm cả ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, uống nhiều rượu trong thời gian dài không chỉ có thể gây viêm tụy mà còn thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư tuyến tụy.
Ăn ít chất béo và ăn nhiều rau hơn
Nếu bạn muốn giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, cách tốt nhất là thực hiện "ba không" trong chế độ ăn uống của bạn. Không ăn quá nhiều protein; Không ăn quá nhiều đường; Không ăn quá nhiều chất béo. Việc hấp thụ quá nhiều 3 chất này trong thời gian dài sẽ làm tế bào tuyến tụy bị quá tải và gây ra tế bào ung thư. Thay vào đó, nên tích cực bổ sung chất xơ từ rau xanh.
Nguy cơ ung thư tuyến tụy ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn đáng kể so với người bình thường, chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
Điều trị tích cực sỏi ống tụy
Sỏi ống tụy có thể gây ra các đợt viêm tụy cấp tái phát hoặc dẫn đến viêm tụy mãn tính, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy. Bằng việc điều trị tích cực sỏi ống tụy thông qua nội soi hoặc phẫu thuật có thể giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của viêm tụy và ung thư tuyến tụy.
Duy trì thói quen tập thể dục
Tập thể dục tích cực giúp tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt và kiểm soát ung thư trong cơ thể kịp thời.