Ăn gì tốt cho phổi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người bị các bệnh lý liên quan đến phổi. Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này.
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, đóng vai trò quyết định sự sống của mỗi người thông qua hô hấp. Vì vậy, phổi khỏe mạnh sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều bệnh tật. Nên ăn gì tốt cho phổi và phòng ngừa được các bệnh lý về hô hấp? Chúng ta hãy theo dõi bài viết để tìm câu trả lời.
Để trả lời thắc mắc ăn gì tốt cho phổi, chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số loại thực phẩm và đồ uống dưới đây.
Gừng
Gừng không chỉ là gia vị mà còn là một vị thuốc có tác dụng giảm viêm, đào thải các chất độc, thúc đẩy cơ thể loại bỏ các chất độc từ phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, gừng cũng giúp giảm tắc nghẽn phổi, giúp cho quá trình hô hấp được lưu thông.
Tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất giúp loại bỏ độc tố và ngăn ngừa chất gây ung thư ra khỏi phổi. Bạn nên bổ sung tỏi trong các bữa ăn hàng ngày để giúp cho phổi hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa bệnh tật.
Súp lơ
Thành phần L-sulforaphane có trong súp lơ giúp tế bào phổi chuyển sang gen chống viêm nhiễm để ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp. Ngoài ra, súp lơ còn chứa các hoạt chất folate, phytochemical, carotenoids và vitamin C phòng ngừa các yếu tố gây hại cho dạ dày.
Cà chua
Cà chua có chứa chất chống oxy hóa cao rất tốt cho hệ miễn dịch. Những người mắc các bệnh lý về hen suyễn nên sử dụng cà chua trong các bữa ăn hàng ngày hoặc say cà chua lấy nước uống.
Các loại trái cây và rau củ màu cam
Các loại quả như bí ngô, cà rốt, đu đủ, cam… có chứa nhiều vitamin C có khả năng giảm viêm, chống nhiễm trùng đường hô hấp.
Các loại cá giàu omega 3
Trong thành phần của cá hồi, cá mòi, cá trích hay cá thu có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp chống lại các vi khuẩn gây ra bệnh phổi rất hiệu quả. Tuy nhiên, các món ăn này có chứa nhiều khá nhiều chất đạm nên bạn cũng không ăn quá nhiều, khoảng 2 – 3 bữa / tuần là đủ.
Hạt ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mì, óc chó chứa nhiều chất >dinh dưỡng và có khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, là nguồn thực phẩm bổ phổi, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nho
Trong thành phần của nho chứa chất flavonoid và nhiều vitamin khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường chức năng của phổi. Việc sử dụng nho thường xuyên cũng là cách giúp phổi đào thải độc tố, làm sạch lá phổi.
Trà xanh
Trong thành phần trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp làm giảm viêm, chậm quá trình giải phóng histamin giúp chống lại quá trình viêm nhiễm, dị ứng ở phổi. Bạn nên uống trà xanh vào buổi sáng để tốt cho >sức khỏe, không nên uống vào buổi tối có thể gây mất ngủ.
Cà phê
Thành phần caffeine có trong cà phê có tác dụng làm giãn phế quản, giúp đường khí được lưu thông dễ dàng, cải thiện các triệu chứng hen suyễn. Bạn nên uống 1 tách cà phê sau mỗi bữa ăn sáng để cải thiện hệ hô hấp được tốt hơn.
Nước lọc
Việc bổ sung nước thường xuyên giúp tăng khả năng lưu thông máu và loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi. Vì vậy, hãy uống nước thường xuyên để giúp cho phổi của bạn luôn được khỏe mạnh.
Qua những chia sẻ trên, bạn đã có thông tin về các món ăn và đồ uống tốt cho phổi, giải đáp những băn khoăn ăn gì để bổ phổi hoặc phổi yếu nên ăn gì. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những món ăn không có lợi cho phổi ở phần dưới đây.
Thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh
Những món ăn từ thủy hải sản đông lạnh có chứa nhiều chất tanh và lạnh dễ sinh ra đờm trong hô hấp. Khi lượng đờm tăng lên sẽ gây khó khăn trong việc bài tiết của phổi, làm tổn thương phổi, khí quản và phế quản.
Đồ ăn cay
Tất cả những món ăn có chứa nhiều vị cay như ớt, mù tạt…đều dễ khiến cho phổi bị mất máu và tổn thương. Khi đó bạn sẽ có những triệu chứng như ho, tức ngực, thở khò khè…
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ chứa rất nhiều chất béo, chúng sẽ bám vào thành thực quản, cổ họng dẫn đến sinh ra các bệnh về hô hấp, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Rượu, Bia, thuốc lá
Tuy không phải món ăn nhưng rượu, bia gắn liền với bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với đàn ông. Sử dụng rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của phổi, dẫn đến bệnh phổi tăng nặng. Bên cạnh đó, thuốc lá là “kẻ thù số 1” của phổi, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở phổi như lao phổi, ung thư phổi…
Trên đây là những lời khuyên về việc ăn gì tốt cho phổi và các loại thực phẩm không có lợi cho phổi. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể biết được chế độ ăn uống khoa học giúp cho phổi luôn khỏe mạnh.