Đói thì phải ăn nhưng không phải món gì cũng ăn được trong thời điểm này. Chỉ ăn nhầm 1 chút thôi, bệnh tật cũng tự dưng ùn ùn “kéo đến” mà không hay.
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ >sức khỏe. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là "thần dược" giúp cơ thể tránh xa bệnh tật. Tuy nhiên, đôi khi, bạn lại ăn uống sai cách dẫn đến tổn thương cơ thể và là "môi trường" cho bệnh tật phát triển.
Một trong những cách ăn uống sai lầm thường gặp đó là chọn sai loại thực phẩm khi đói bụng. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn lúc này kẻo rước bệnh vào người.
1. Sữa
Một số người không dung nạp lactose, sau khi uống sữa lúc bụng đói sẽ xuất hiện đầy hơi, thậm chí đau bụng tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một số loại thực phẩm khác trước, rồi sau đó mới uống sữa thì phản ứng khó chịu này sẽ giảm đáng kể, thậm chí biến mất.
Bên cạnh đó, những người không có vấn đề về dung nạp lactose, uống sữa khi bụng đói là hoàn toàn không có vấn đề. Do đó, việc uống sữa khi bụng đói tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.
2. Quả chuối
Chuối có hàm lượng calo cao, giàu kali, magie và các chất >dinh dưỡng khác nhưng lại ít chất béo. Cho nên, chuối cũng được mệnh danh là một loại trái cây giảm cân đắc lực. Thành phần trong chuối có thể điều trị bệnh trầm cảm và giúp con người vui vẻ, lạc quan hơn.
Tuy nhiên, khi đói, chuối lại không phải loại thực phẩm nên ăn vì dễ gây rối loạn canxi và magie trong cơ thể, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến tim và thận. Bởi khi bụng trống rỗng thì cần một món ăn giàu năng lượng hơn là một loại thực phẩm kích thích dạ dày. Do đó, bạn cần tránh ăn chuối khi bụng đói để ngăn chặn nguy cơ tiêu chảy có thể xảy ra.
3. Quả hồng
Nhiều người thích quả hồng chín bởi hồng sẽ có vị ngọt, không bị chát, lại có tác dụng bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn hồng cũng có những lưu ý nhất định, đặc biệt là không ăn khi bụng đói.
Hồng là loại trái cây chứa nhiều axit tannic, loại axit này đi vào cơ thể con người với lượng lớn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, tạo ra cảm giác khó chịu, thậm chí ăn hồng khi bụng đói còn có thể gây nôn mửa và tiêu chảy.
4. Quả vải
Vải là loại quả khá quen thuộc với các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Quả vải được yêu thích bởi trong vải có nhiều nước, ăn vào có vị ngọt mát, đồng thời giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, folate, magie...
Tuy nhiên, ăn vải khi đói có thể bị hạ đường huyết. Có người thắc mắc rằng: "Vải có vị ngọt và nhiều đường, tại sao loại quả này lại khiến cơ thể tụt đường huyết?"
Trên thực tế, các chuyên gia y tế giải thích, không phải cứ ăn quả có nhiều đường khi đói thì sẽ không bị tụt đường huyết. Đặc biệt, ăn vải khi đói sẽ khiến cơ thể đột ngột hấp thụ quá nhiều đường gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Có câu chuyện rằng:
Một cậu bé 7 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc sau khi ăn hết 20 quả vải lúc đói, liền thấy mệt mỏi và ngất xỉu. Khi tới bệnh viện để khám, cậu bé được chẩn đoán rằng mắc "bệnh litchi" khiến cậu bị hạ đường huyết.
Theo nghiên cứu, trong 100g vải có tới 16g fructose. Fructose phải được chuyển hóa thành glucose thì cơ thể mới sử dụng được và việc này do gan phụ trách. Trong khi đó, gan của trẻ nhỏ thì không có đủ lượng enzyme để phân hủy hết 16g fructose này. Do đó, khi ăn quá nhiều vải, fructose tích tụ, cơ thể phải sản sinh lượng insulin tương xứng để phân giải đường.
Nhưng chất mà insulin phân hủy được lại không phải sự phân hủy của fructose mà là glucose. Đó chính là nguyên nhân ăn nhiều vải khi đói sẽ làm hạ đường huyết.
5. Caffeine (Cà phê, trà mạnh và một số nước tăng lực)
Uống cà phê khi bụng đói có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm dạ dày tăng cường tiết axit. Nếu diễn ra thường xuyên sẽ gây tổn hại bề mặt màng lót bên trong dạ dày. Ngoài ra, theo tiến sĩ Adam Simon tại Đại học Manchester (Anh), uống cà phê khi bụng đói còn gây ra chứng ợ nóng, khó tiêu, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng uống cà phê khi bụng đói cũng gây gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể.
1. Có thể tập thể dục khi bụng đói không?
Một số thông tin cho rằng nên tập thể dục khi bụng đói vì điều này giúp tăng cường đốt cháy năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên tập thể dục khi đói hoàn toàn trái ngược với những cơ sở khoa học. Bởi khi bụng trống rỗng, cơ thể có trữ lượng carbohydrate thấp. Nếu tập thể dục tại thời điểm này, cơ thể dễ mắc các vấn đề về đường huyết.
Do đó, trước khi tập luyện bạn cần bổ sung năng lượng cho quá trình tập luyện được tốt hơn.
2. Có thể uống thuốc khi bụng đói không?
Thuốc nên uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì có nhiều loại thuốc được chỉ định là uống trước ăn, trong bữa ăn và sau ăn. Tuy nhiên, bạn không nên uống thuốc chống viêm khi bụng đói. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của chúng mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (chẳng hạn như chảy máu dạ dày).
3. Không nên lái xe khi bụng đói
Nếu dạ dày trống rỗng kéo dài, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống một mức độ nhất định, phản ứng hạ đường huyết xảy ra. Tại thời điểm này, "bộ chỉ huy" toàn thân của não bộ sẽ bị rối loạn chức năng do "thiếu năng lượng", khiến cơ thể xuất hiện chóng mặt, thiếu tập trung, phản ứng chậm. Đồng thời, gây ra hiện tượng buồn ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phản ứng. Điều này trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn của tai nạn giao thông. Do đó, khi tham gia giao thông, đặc biệt là tài xế lái xe, nên tuân thủ ăn uống đầy đủ, ba bữa ăn một ngày.
4. Không nên tắm khi bụng đói
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao. Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí hạ huyết áp và gây đột quỵ. Do đó, tắm sau khi ăn cơm khoảng hai tiếng hoặc trước khi ăn cơm 1 tiếng là tốt nhất.
Theo Aboluowang/ Ảnh: Internet