Ban đêm đi làm về muộn và hầu như không có thời gian để ăn tối thì có vẻ như nhiều người ăn sẽ chọn một thứ gì đó cho vào bụng trước rồi đi ngủ, đó là do thói quen hay ăn vặt hoặc nhịp sống bận rộn.
- Giảm thiểu tình trạng hao mòn khớp gối và những bí quyết giúp bạn bảo vệ sức khỏe bộ phận này hiệu quả
- Thực phẩm tuyệt vời dành cho người ăn kiêng, nhỏ nhưng có võ!
Thói quen ăn khuya cũng ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa và giấc ngủ. Thói quen ăn khuya cũng gây tăng cân. Nếu ăn một chiếc bánh pizza lớn trước khi đi ngủ thì rõ ràng là có hại cho cơ thể nếu chỉ ăn một bát ngũ cốc thì có hại cơ thể không?
Ăn trước khi đi ngủ không cản trở quá trình tiêu hóa nhưng có thể gây buồn nôn.
Tiêu hóa là một quá trình khá phức tạp, nhưng nói một cách dễ hiểu thì nó là như thế này. Tiến sĩ David Popper, bác sĩ tiêu hóa và phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Langone NYU đã giải thích rằng: “Thức ăn đi vào dạ dày qua thực quản rồi đến ruột non sau đó đến ruột già. Khi đó, sức mạnh của các enzym và sự co bóp của các cơ, trong quá trình tiêu hóa đó sẽ phân hủy thức ăn. Những chất cặn còn lại được vận chuyển đến ruột già. Các quá trình này được thực hiện tự động”.
Tiến sĩ Popper cho biết: “Trong khi ngủ hệ tiêu hóa cũng không ngừng hoạt động. Ngay cả khi bạn ngủ sau khi vừa ăn xong thì chiếc bánh hamburger cho bữa ăn nhẹ lúc nửa đêm cũng sẽ được tiêu hóa tốt.
Tuy nhiên trong khi ngủ quá trình co cơ và chuyển động của dạ dày chậm lại, do đó việc ăn các món ăn như hamburger có thể khiến bạn ngạt thở.
Nếu bạn ăn bữa tối ngay trước khi đi ngủ có thể sẽ không có giấc ngủ ngon
Các loại thực phẩm chứa caffein và rượu nổi tiếng là những loại thức uống khiến bạn mất ngủ. Tuy nhiên ở những loại thực phẩm trong bữa tối như mì Ý (dạng miếng), bánh Taco (loại bánh truyền thống ở Mexico) hoặc kem socola có thể gây trào ngược axit ở một số người.
Tiến sĩ Popper nói rằng nếu ngủ với tư thế ngẩng cao đầu bằng cách kê gối có thể ngăn chặn được chứng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Nếu bụng vẫn còn đói dạ dày bạn sẽ phát ra tiếng kêu khiến bạn khó có thể ngủ được. Do đó nếu bạn đang đói thì nên ăn một cái gì đó. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tốt hơn hết là từ lúc ăn đến lúc ngủ nên cách nhau ít nhất hai tiếng.
Tiến sĩ Michael Ormsby, phó giáo sư khoa học về Dinh dưỡng Thực phẩm và Thể chất tại Đại học Bang Florida cho biết: “Các bữa ăn nhẹ giàu protein có thể tốt cho bạn. Một nghiên cứu do ông thực hiện vào năm 2018 và được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy những người ăn 30 gam protein khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm giảm cơn đói vào sáng hôm sau”.
Theo khuyến nghị của vị phó giáo sư này là nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như phô mai tươi với hàm lượng calo khoảng 150.
Có mối liên hệ nào giữa việc ăn khuya và sự suy giảm sức khỏe
Việc ăn trước khi ngủ có liên quan đến quá trình chuyển hóa các chất béo quanh vùng bụng và huyết áp. Điều này làm gia tăng ây nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýt 2.
Một nghiên cứu được thực hiện trên những người hay làm việc ca đêm cho thấy họ có nhiều nguy cơ viêm nhiễm, căng thẳng và dễ mắc bệnh về tim mạch.
Vậy phải làm sao nếu không thể giữ khoảng cách hai tiếng từ lúc ăn đến lúc ngủ? Tiến sĩ Popper khuyên bạn nên tập trung vào các bữa ăn khác trong ngày.
Bằng cách ăn chậm rãi nếm từng hương vị của món ăn, đồng thời giảm lượng thức ăn nuốt xuống có thể làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Không có nghiên cứu nào xác định được thời điểm nào là tốt nhất để ăn tối nhưng lý tưởng nhất cho những bữa ăn trước khi ngủ là tiêu thụ năng lượng ở mức 600 calo.
Tiến sĩ Poppers khuyên bạn nên ăn nhẹ có sự kết hợp giữa đạm và tinh bột cho bữa tối.
Tất nhiên nhịp sống và tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng ở mỗi người là khác nhau nên không thể đúng cho tất cả. Tốt nhất bạn nên thử và tìm ra cách ăn phù hợp với cơ thể bạn nhất.
Theo Esquire