Là những thực phẩm quen thuộc tuy nhiên, các món rau này không phù hợp cho người bị bệnh gout, thậm chí chúng dễ khiến bệnh tình trở nặng hơn.

Thiên Bảo (t/h) 08:08 29/09/2022

Người bị >bệnh gout ảnh hưởng như thế nào?

Vốn được biết đến với tên gọi 'bệnh nhà giàu', tuy nhiên, căn bệnh này ngày nay khiến nhiều người mắc phải, đồng thời, có xu hướng trẻ hóa.

Bệnh gout được chỉ ra khiến các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối sưng đau. Dễ bị nặng hơn khi di chuyển hay những khi thời tiết xấu. Đồng thời, ở giai đoạn nặng hơn, cơn đau do gout có thể làm người bệnh không đi lại được.

Bệnh gout có xu hướng trẻ hóa. Ảnh: Internet

Bệnh gout giai đoạn đầu được xác định nhờ nồng độ acid uric trong máu cao hay thấp. Ở giai đoạn nặng, đa số các cơn đau khớp do gout xuất hiện vào ban đêm. Có thể nhận biết gout qua các triệu chứng sau:

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout. Ảnh: Internet

- Đau khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay dữ dội… Cơn đau có thể kéo dài từ 4 - 12 giờ.

- Cơn đau âm ỉ, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần theo đợt. Đợt đau khớp sau đau và kéo dài hơn đợt trước đó.

- Phạm vi hoạt động của khớp bị giới hạn

Gout không phải là bệnh khó điều trị nhưng có rất nhiều người không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Những chất mà người bệnh gout cần kiêng kỵ

Các món thực phẩm chứa hàm lượng purine có thể gây ra các cơn gout cấp do làm tăng nồng độ acid uric, nhóm thực phẩm này người bệnh cần hạn chế. Các thực phẩm thịt đỏ, thực phẩm có lượng purine cao như nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt ngan, thịt ngỗng, các loại hải sản như: sò điệp, cua, tôm, ghẹ, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....).

Một số thực phẩm nhiều fructose có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, đường ngọt cũng cần kiêng kỵ.

Đồng thời, các loại hoa quả chua, đồ lên men cũng dễ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ đích danh những loại rau quen thuộc không tốt cho người bệnh gout như dưới đây. 

Các món rau người bệnh gout cần tránh

Rau muống

Trong rau muống chứa các chất không hề có ích cho bệnh nhân gout bởi nó sẽ làm cho các vết thương thêm đau, sưng và viêm trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh gout tốt nhất nên tránh sử dụng rau muống trong thời gian điều trị bệnh.

Rau muống không thích hợp cho người bệnh gout. Ảnh: Internet

Rau giá đỗ

Giá đỗ cũng là thực phẩm chứa nhân putine rất cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric và khiến các khớp xương đau nhức dữ dội.

Măng tây

Cứ 100gr măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Hàm lượng axit oxalic không hòa tan trong măng tây tươi tương đối cao, ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng bị bệnh gút, vì vậy người bệnh gút nên tránh ăn nhiều măng tây.

Cứ 100gr măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Ảnh: Internet

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có chứa axit oxalic và hàm lượng purine khá cao. Điều này sẽ làm cho nồng độ axit uric tăng và tích tụ trong cơ thể, nước tiểu gây ra bệnh gout hoặc sỏi thận.

Các loại nấm và măng

Các thành phần giống nấm, chẳng hạn như nấm đông cô, nấm hương cũng được chuyên gia chỉ đích danh giàu purin. Cứ 100 gam nấm đông cô chứa khoảng 214,5 mg nhân purin, người bị gout không nên ăn thực phẩm này.

Những thực phẩm giúp người bệnh gout nhanh khỏi bệnh

Các loại trái cây giàu vitamin C: như cam, chanh, dâu tây, nho, ổi và kiwi… tốt cho người bệnh Gout. Vì vitamin C hỗ trợ rất tốt trong quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trái cây giàu kali: như chuối, cam, mơ, bưởi, bơ, dưa hấu và lựu cũng rất tốt cho >sức khỏe của người bệnh Gout. Kali đóng vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cân bằng nước và điện giải, giảm huyết áp và sức khỏe của xương.

Các loại chuối tốt cho người bệnh gout. Ảnh: Internet

Kali giúp hỗ trợ tăng đào thải axit uric qua đường tiết niệu do đó làm giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh Gout

Thịt trắng: Thịt trắng có lợi hơn cho người mắc bệnh gout như thịt gà hấp và các loại cá sông. Chúng không chứa nhiều nhân purin như các loại thịt đỏ, đảm bảo lượng protein cần thiết và tăng cường sức khỏe cho người bệnh gout mỗi ngày. Các loại cá có thể kể tên như: cá sông, cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, cá rô…giúp chống lại sự kết tủa của axit uric ngăn ngừa bệnh gout hiệu quả.

Các loại thịt trắng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Trứng

Hàm lượng chất béo Omega-3 trong trứng còn có khả năng ức chế các phản ứng viêm và làm giảm tình trạng sưng đau tại khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh Gout.

Trong tất cả các loại trứng, trứng gà được khuyến khích thêm vào khẩu phần ăn của người bị bệnh Gout. Bởi trứng gà có chứa hàm lượng nhân purin thấp hơn các loại trứng khác nhưng hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe lại cao.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nhóm thực phẩm chứa rất ít purin nên không ảnh hưởng tới bệnh nhân Gout. Trong sữa còn có một số protein có khả năng ức chế, kháng viêm với những cơn đau do Gout và giúp quá trình đào thải axit uric qua thận nhanh hơn bình thường.

Người bệnh gout nên ưu tiên chọn các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường.

Người bệnh gout nên ưu tiên chọn các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường. Ảnh: Internet

Dầu oliu

Người bệnh nên thường xuyên sử dụng dầu oliu, dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày, cho một số món như: salad để hấp thụ tối đa dưỡng chất.

Trà xanh

Trà xanh là đồ uống tuyệt vời dành cho người bệnh Gout. Do nồng độ chất chống ôxy hóa trong nước trà xanh rất cao giúp giảm các triệu chứng đau, sưng.

Trà xanh pha đúng cách và dùng một lượng vừa đủ mỗi ngày giúp giảm thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.

Ngoài ra các sản phẩm từ các loại hạt ngũ cốc, sữa đậu nành cũng hỗ trợ làm giảm lượng acid uric máu, tốt cho người bệnh gout.

Thiên Bảo (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe