Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’

Sức khỏe 26/09/2022 15:00

Trong nhiều năm qua, căn bệnh đau dạ dày và nhiễm khuẩn HP chiếm tỉ trọng không hề nhỏ, ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của người bệnh.

Thật vậy, khó khăn trong ăn uống và rắc rối khi điều trị là những vấn đề mà người bị đau dạ dày và vi khuẩn HP gặp phải. Ngoài ra, bệnh do vi trùng HP còn có thể dẫn đến ung thư dạ dày, được xếp vào nhóm đứng đầu gây ung thư dạ dày hiện nay.

Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’     - Ảnh 1
Đau dạ dày và HP ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh: Internet

Nhóm thực phẩm người bị đau dạ dày nên kiêng

- Thực phẩm cay, nóng: Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng làm cho lượng acid dạ dày tăng lên và tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, theo đó, tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày và dễ nhiễm vi khuẩn HP nên kiêng.

- Thực phẩm lên men, có vị chua: sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu.

- Thực phẩm giàu chất béo: Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, những loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón.

Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’     - Ảnh 2
Thực phẩm người bị đau dạ dày không nên ăn. Ảnh: Internet

- Thực phẩm nhiều đường, ngọt: Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không sử dụng đường đúng cách và đủ lượng có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều.

- Các loại đậu như đậu tương, đậu Hà Lan,… còn chứa hoạt chất Carbohydrate phức hợp, làm cho acid dạ dày dư thừa dẫn đến đầy hơi, khó chịu.

Ngoài ra, rượu, bia, cà phê, thuốc lá, chế độ ăn không đúng giờ, dùng vitamin C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide quá liều cũng dẫn đến căn bệnh trở nên nặng nề hơn.

Các món rau tốt cho người đau dạ dày và nhiễm khuẩn HP

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. pylori và giảm bớt tình trạng xói mòn niêm mạc dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày mà bạn có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.

Rau bắp cải

Hẳn là một thực phẩm quen thuộc với các gia đình. Và thật may mắn khi rau bắp cải chứa chất chống oxy hóa tự nhiên, các loại vitamin ‘kháng sinh’ được xem như thầy thuốc của người nghèo.

Trong bắp cải, các dưỡng chất hiệu quả cho cơ thể được kể tên như: chất xơ, folate, kali, magiê, vitamin A và K, sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol, chất chống viêm và là một nguồn chính glutamine có thể làm giảm tác dụng của các bệnh như viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn về da.

Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’     - Ảnh 3
Rau bắp cải chứa nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày và HP. Ảnh: Internet

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Từ nhiều thập kỷ trước, các bác sĩ đã sử dụng nó để giúp chữa lành vết loét dạ dày trước khi có thuốc kháng sinh.

Vitamin C trong bắp cải là một loại vitamin đặc biệt giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng H. pylori, điều trị và ngăn ngừa một loạt các vết loét tiêu hóa, bao gồm cả những bệnh ảnh hưởng đến dạ dày.

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là một trong những thực phẩm được gợi ý giàu chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và còn có tác dụng giảm viêm. Súp lơ trắng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhu động mạnh mẽ hơn nên có thể chống lại các bệnh do sự ứ trệ đường tiêu hóa gây ra.

Súp lơ trắng cũng được chỉ ra là thần dược cho người dễ mắc ung thư dạ dày, đại tràng và ung thư gan.

Củ cải

Củ cải theo đông y chính là một loại ‘nhân sâm của người nghèo’, có các tác dụng mang đến lợi ích cho sức khỏe như thanh lọc, thải độc và đặc biệt rất giàu chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giúp làm ấm cơ thể hiệu quả.

Củ cải có thể giúp chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất. Bạn có thể dùng củ cải hầm xương, củ cải kho hoặc hấp hoặc đơn giản là có thể làm salad củ cải.

Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’     - Ảnh 4
Củ cải tốt cho tiêu hóa và dạ dày. Ảnh: Internet

Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những thực phẩm hữu ích cho cơ thể bởi nhiều dinh dưỡng. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng sulforaphane có khả năng bình thường hóa những bất thường về methyl hóa DNA (quá trình methyl hóa AND đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chứng năng bình thường của tế bào.

Các loại chất này không chỉ có tác dụng tốt cho dạ dày, tiêu hóa mà còn giảm ung thư, tốt cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tốt cho người bệnh thận, ngăn ngừa thoái hóa khớp và tăng cường kháng khuẩn, miễn dịch, giải độc cho cơ thể.

Mách bạn 5 loại rau ‘tiêu chuẩn’ khi bị đau dạ dày và HP, hóa giải nỗi lo bệnh tình ‘món gì cũng khó hấp thu’     - Ảnh 5
Bông cải xanh chứa nhiều lợi ích. Ảnh: Internet

Trong quá trình đau dạ dày, người bệnh có thể bổ sung dưỡng chất trong bông cải xanh. Tuy nhiên, sulforaphane rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao trong quá trình đun nấu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không nên nấu quá chín sẽ làm mất tác dụng trong loại rau này.

Hành tây, hành lá, tỏi tây, tỏi

Hành tây và các loại hành, tỏi là một nguồn dưỡng chất hiệu quả làm lành những tổn thương khi mắc bệnh dạ dày. Hành tây rất giàu chất xơ và prebiotic, cần thiết cho sức khỏe đường ruột tối ưu. Loại rau này cũng đặc biệt giàu prebiotic inulin và fructooligosacarit. Những thứ này giúp tăng số lượng vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn và cải thiện chức năng miễn dịch, chống lại các vi khuẩn nguy hiểm tiềm tàng, như E.coli, trực khuẩn mủ xanh,..

Quercetin chiết xuất từ ​​hành tây dường như là một cách đặc biệt mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn.. Trên thực tế, chúng chứa hơn 25 loại chất chống oxy hóa flavonoid khác nhau. Đặc biệt hơn chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.

Bạn có thể xào, nấu các loại thực phẩm này nhanh chóng để giữ lại dưỡng chất bên trong có lợi cho cơ thể.

Đối với người nhiễm vi khuẩn HP nên lưu ý:

Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

- Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

- Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress...

- Tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamin C, axít folic, thuốc giảm đau kháng viêm...

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.

Bạn đã biết con người có 3 thời điểm ‘lão hóa’ nhanh chóng mặt, biểu hiện già đi đột ngột khiến bạn không kịp trở tay

Bất cứ ai cũng luôn trân trọng khoảng thời gian thanh xuân, bởi người ta vẫn ví von câu nói, có thanh xuân như có tất cả. Vì thanh xuân gắn liền với sức khỏe và tinh thần tươi trẻ tuyệt vời.

TIN MỚI NHẤT