Bầm tím là hiện tượng thường gặp khi bị các va chạm mạnh hoặc sau những phương pháp thẩm mỹ cũng sẽ để lại những vết bầm. Đây là 5 cách đơn giản để nhanh chóng loại bỏ các vết bầm tím trên cơ thể.

Ngọc Thư (t/h) 16:44 04/10/2022

Nguyên nhân gây vết bầm tím trên da

Vết bầm tím trên da là một hiện tượng rất thường gặp khi các mạch máu dưới da như tĩnh mạch và mao bị vỡ, khiến máu rò rỉ ra xung quanh.

 

Vết bầm tím xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương hoặc bệnh lý như mắc bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh lý về máu... gây ra.

Khi cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin, các mạch máu yếu đi, mỏng đi và dễ bị vỡ dù chỉ với một áp lực nhỏ nhất và gây ra vết bầm tím.

Từ khi xuất hiện, vết bầm tím trải qua nhiều giai đoạn với nhiều sự thay đổi màu sắc của vết bầm và thông thường thì trong khoảng 14 ngày, vết bầm sẽ hết. Tuy nhiên, để vết bầm nhanh tan, bạn có thể sử dụng thảo dược với những cách làm đơn giản.

1. Làm tan máu bầm với trứng gà

Trứng có những lỗ nhỏ li ti dẫn đến lòng đỏ. Khi nóng trứng có áo suất cao, máu bầm được hút dần vào lòng đỏ.

 

Ảnh minh họa: Internet

Trứng gà có có vẻ phổ biến trong việc làm tan vết bầm. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khi lăn trứng gà mà phía trong lòng đỏ lại chuyển màu không? Vì trên bề mặt trứng có những lỗ nhỏ li ti dẫn đến lòng đỏ. Khi nóng trứng có áo suất cao, máu bầm được hút dần vào lòng đỏ.

Với cách này, bạn luộc chín trứng gà và lăn qua lại trên chỗ bầm khi trứng còn nóng thì mới phát huy tác huy tác dụng nhé. Thường xuyên áp dụng cách này sẽ giúp bạn nhanh chóng tạm biệt vết bầm.

2. Rau mùi tây

Rau mùi tây không chỉ giúp cục máu đông và vết bầm tím nhanh chóng tan ra mà còn có công dụng hữu hiệu trong việc giảm đau.

Ảnh minh họa: Internet

Rau mùi tây không chỉ giúp cục máu đông và vết bầm tím nhanh chóng tan ra mà còn có công dụng hữu hiệu trong việc giảm đau. Bạn có thể xay nát một nắm lá rau mùi tây và đắp lên vết bầm, sau đó cuốn băng trong khoảng 1 giờ trước khi thay băng. Lặp lại liên tục từ 3 – 4 lần, vết bầm tím sẽ nhanh chóng mờ đi.

3. Giấm

Giấm làm tăng lưu lượng máu gần bề mặt của da, qua đó làm tan các cục máu đông và khiến các mô da nhanh lành. Bạn chỉ cần pha giấm với nước ấm rồi thoa lên vết bầm tím sẽ giúp tiêu tan máu tụ dưới da và làm giảm sự xuất hiện trở lại của các vết bầm.

4. Làm hỗn hợp bột nghệ để giảm đau

Nghệ có hiệu quả như một loại thuốc giảm đau do có đặc tính chống viêm.

Để làm hỗn hợp bột nghệ, trộn 2 thìa bột nghệ và 1 thìa nước cốt chanh. Thêm một lượng nhỏ nước sôi vào hỗn hợp và khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc. Bạn có thể bôi hỗn hợp này trực tiếp lên vết bầm tím hoặc bong gân. Giữ hỗn hợp này bằng một tấm màng bọc thực phẩm.

5. Làm tan máu bầm với hành tím và muối

Hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương, chữa các bệnh về tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy. 

Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp chữa trị bầm tím bằng hành tây là một trong những cách thông thường tại nhà. Ngoài giảm đau, hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương, chữa các bệnh về tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy.

Cách làm rất đơn giản, bạn hãy giã hoặc xay nhuyễn hành tây với một ít muối trắng, đắp lên vết thương một lớp mỏng. Dùng gạc vệ sinh quấn nhẹ lại và để qua đêm.

Ngọc Thư (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe