Có phép màu nào giúp kiểm soát tuổi thọ cũng như tránh xa bệnh tật hay không? Phép màu thì không có nhưng quy tắc "2-8" sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
Ở góc độ >sức khỏe con người, bước vào giai đoạn 45-59 tuổi, các chức năng cơ thể dễ gặp vấn đề. Ở độ tuổi này, quá trình trao đổi chất của cơ thể bắt đầu chậm lại và khả năng miễn dịch suy giảm dần. Có thể mô tả đây là "thời kỳ vàng" của sức khỏe và >tuổi thọ. Tức là nếu "bảo dưỡng" cơ thể tốt, bạn sẽ trẻ khỏe lâu dài, còn ngược lại thì bệnh tật sẽ nhanh "tìm đến".
Vậy, có phép màu nào giúp chúng ta kiểm soát tuổi thọ cũng như tránh xa bệnh tật hay không?
Phép màu thì không có nhưng có một quy tắc có thể cải thiện cuộc sống cũng như sức khỏe của bạn. Đó là quy tắc "2-8".
Quy tắc "2-8" hay còn được gọi là nguyên tắc 80/20 (nguyên tắc Pareto) do Vilfredo Pareto tìm ra năm 1897. Định luật này thường được áp dụng trong lĩnh vực tài chính như một quy định ngầm mang ý nghĩa là "đại đa số mọi thứ trong cuộc sống không được phân phối đều nhau, trong đó khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra".
Trong lĩnh vực sức khỏe, các chuyên gia đã áp dụng linh hoạt hơn. Họ cho rằng "để >sống khỏe, chúng ta không cần cầu toàn 100% mà chỉ cần nỗ lực 80% là đủ, 20% còn lại là để bản thân được thả lỏng". Nói cách khác 80% tuổi thọ của con người thực sự là do chính bản thân mình quyết định.
Để kiểm soát 80% tuổi thọ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên áp dụng quy tắc "2-8" trong ăn uống, lựa chọn áo quần, phòng bệnh, tâm trạng...
Không nên ăn nhiều đồ ăn tinh mà hãy ăn ngũ cốc thô nhiều hơn. Mặc dù thực phẩm tinh tốt cho tiêu hóa nhưng chúng lại có gia trị >dinh dưỡng thấp và lượng carbohydrate cao, cũng là nguyên nhân góp phần khiến con người dễ mắc các bệnh như đường huyết cao, tiểu đường, béo phì, tim mạch... Cho nên đây không phải là lựa chọn hàng đầu cho một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thay vào đó, hãy ăn nhiều ngũ cốc thô như là yến mạch, kiều mạch, đậu nành và các loại ngũ cốc khác. Những thực phẩm thô cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể, lại giàu chất xơ có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng mọi người nên ăn thô 8 phần là đủ.
Lựa chọn quần áo phù hợp thời tiết là quan trọng nhất. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ xuống thấp, đừng vì thế mà ủ ấm mình quá. Mặc ấm khoảng 8 phần là đủ miễn là đảm bảo giữ ấm lòng bàn chân, các khớp và bụng. Nguyên nhân là vì khi nhiệt độ hạ xuống, hơi lạnh thường xâm nhập vào cơ thể qua lòng bàn chân và bụng khiến bạn dễ bị cảm lạnh, thậm chí viêm khớp, đau khớp.
Còn nếu sợ lạnh mà mặc ấm quá mức thì có thể khiến khả năng chống lạnh và miễn dịch của cơ thể giảm sút.
Mặc lạnh một chút có thể thúc đẩy lưu thông máu, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng thời tăng cường khả năng chống lạnh và miễn dịch của cơ thể.
Nhiều người nghĩ rằng "có bệnh thì chữa" nhưng thực tế, nhiều bệnh khi được phát hiện thì "vô phương cứu chữa" hoặc có chữa khỏi thì cũng tốn kém về kinh tế, sức khỏe giảm sút rất nhiều so với trước đó. Đó cũng là lý do tại sao các chuyên gia sức khỏe vẫn bảo "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Chính vì thế, thái độ đúng đắn đối với bệnh tật chính là điều trị 2 phần, phòng ngừa 8 phần. Bởi nếu chúng ta dành 80% sức lực vào việc phòng bệnh, thì bệnh sẽ không "tìm đến" hoặc khi có bệnh thì việc điều trị cũng đơn giản hơn.
Ăn no 8 phần là khi bạn cảm thấy bụng chưa đủ no, nhưng nếu không ăn thêm cũng chẳng thấy đói. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Duke, Hoa Kỳ, đã tiến hành một nghiên cứu và nhận thấy rằng: Những người ăn uống hạn chế có tuổi sinh học cũng như cơ thể trẻ hơn tuổi thật, trong khi những người ăn uống không hạn chế có tuổi sinh học tăng thêm 0,71 tuổi mỗi năm. Theo như nghiên cứu thì "ăn uống hạn chế" ở đây là người tham gia chỉ ăn no 70-80%.
Nhật Bản cũng rất ủng hộ nguyên tắc "chỉ ăn no đến 8 phần". Chính vì vậy, người Nhật thường sử dụng nhiều bộ đồ ăn đẹp mắt để đựng thức ăn nhưng khi ăn họ nhai rất chậm rãi và sẽ ngừng ngay khi cảm thấy no lưng chừng.
Các nghiên cứu bệnh lý quốc tế cũng phát hiện ra rằng ăn no trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, tiểu đường, các vấn đề sức khỏe khác cũng cao hơn.
Không phải tự nhiên mà các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên bệnh nhân hay khách hàng của mình phải kiểm soát tốt tâm trạng, loại bỏ những cảm xúc xấu. Tâm trạng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Ví dụ như khi buồn bã hay tức giận, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra nhiều chất có hại, ảnh hưởng đến gan.
Nếu bạn muốn cơ thể khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ, hãy để cơ thể luôn ở trạng thái tích cực, ít nhất là 80%. Sống vui vẻ, lạc quan chính là phương pháp giúp chúng ta khỏe mạnh và sống lâu.