Một số việc làm tưởng có thể mang lại cảm giác dễ chịu sau khi ăn nhưng lại gây hại cho dạ dày không ngờ.
Thói quen ăn uống của người hiện đại với lượng lớn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nhiều món ăn dầu mỡ, chiên rán... vô tình tạo gánh nặng, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ hệ tiêu hoá. Cùng với đó, những áp lực trong công việc, cuộc sống thường ngày cũng như việc thường xuyên tăng ca vào buổi đêm, lịch sinh hoạt không đều đặn, bỏ bữa... khiến bệnh dạ dày trở thành một trong những căn bệnh phổ biến của người hiện đại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bảo vệ, nuôi dưỡng dạ dày tốt hơn nhờ việc tránh việc làm xấu và phát triển thói quen tốt sau khi ăn.
1. Nới lỏng thắt lưng
Một số người có thói quen nới lỏng thắt lưng sau khi cảm thấy hơi no. Điều này có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, tuy nhiên lại vô tình làm giảm chức năng hỗ trợ của thắt lưng với hệ tiêu hoá.
Khi đó, áp lực trong khoang bụng giảm, sự hỗ trợ nâng đỡ của đường tiêu hóa suy yếu. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhu động đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và thậm chí gây ra chứng sa dạ dày.
Sa dạ dày xảy ra khi tường bụng bị lỏng, cơ bụng yếu dẫn đến các bó cơ và dây chằng cố định vị trí dạ dày bị lỏng lẻo, khiến dạ dày bị sa xuống và giảm nhu động dạ dày.
2. Uống trà đặc
Nhiều người cho rằng, việc uống một tách trà đặc sau bữa ăn sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, trong trà có chứa axit tannic. Chất này dễ kết hợp với sắt có trong thức ăn khiến cơ thể khó hấp thụ. Đồng thời, uống trà đặc sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vụ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, làm nặng thêm các vấn đề về dạ dày.
3. Tập thể dục ngay sau bữa ăn
Có những người do thời gian hạn hẹp nên thường tranh thủ sau bữa ăn để vận động tập thể dục. Tuy nhiên, đây đang là thời điểm máu trong cơ thể dồn về dạ dày nhằm tập trung cho quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất >dinh dưỡng.
Nếu tập thể dục, lượng máu sẽ buộc phân bổ lại cho những vị trí khác trong cơ thể để đảm bảo hoạt động. Điều này có thể dẫn đến các hiện tượng như đầy hơi, buồn nôn, trào ngược, đau thắt bụng... Thời gian dài có thể khiến chức năng tiêu hoá suy giảm và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến dạ dày.
4. Đi ngủ ngay
Dù là bữa sáng, trưa hay bữa tối, bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn. Bởi sau khi ăn, dạ dày đang tiến hành tiêu thụ thức ăn một cách tích cực. Nếu nằm ngủ ngay lúc này, chức năng tiêu hoá của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng, quá trình tuần hoàn máu không được suôn sẻ. Trường hợp nhẹ sẽ dẫn đến chứng khó tiêu và nặng nhất là gây ra các bệnh về đường tiêu hoá.
1. Sợ ăn quá nhiều
Khi cơ thể nạp quá nhiều thức ăn, dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục, tạo gánh nặng, không có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sau khi làm việc, làm giảm hiệu quả quá trình tiêu hoá.
Không chỉ vậy, các tế bào niêm mạc dạ dày với tuổi thọ khá ngắn (chỉ khoảng 2 - 3 ngày) nếu phải liên tục tiếp nhận lượng thức ăn quá nhiều sẽ rơi vào tình trạng khó phục hồi, bị suy giảm. Cùng với đó, việc dạ dày liên tục tiết dịch vị chứa thành phần axit sẽ góp phần phá hỏng lớp niêm mạc. Thời gian đầu sẽ gây ra chứng khó tiêu, lâu dần có thể tạo ra những vết loét rất khó để phục hồi.
2. Sợ ăn tối muộn
Dựa theo quá trình tiêu hóa của con người, cần 2 - 4 tiếng để dạ dày có thể tiêu hoá toàn bộ thức ăn. Việc ăn tối quá muộn sẽ dạ dày không có đủ thời gian để tiêu hóa, chức năng tiêu hóa xảy ra những bất thường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Đồng thời, bữa tối quá muộn có thể dẫn đến việc ăn nhiều hơn do quá đói, dễ gây ra tình trạng béo phì. Ngoài ra, những thực phẩm trong bữa tối cũng nên là thực phẩm dễ tiêu hoá. Bởi khi dạ dày bị ép "tăng ca" sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Chính vì vậy, không nên ăn tối quá muộn, đặc biệt không nên ăn ngay trước khi đi ngủ. Ăn tối càng muộn càng nên giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
3. Sợ ăn đồ sống
Những loại thực phẩm sống như sushi, thuỷ hải sản tươi sống, salad rau củ ngày càng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn chưa được nấu chín sẽ tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn. Khi những vi khuẩn này phát triển trong dạ dày sẽ gây nhiễm trùng và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá.
1. Súc miệng
Sau khi ăn, súc miệng bằng nước có thể giữ ẩm trong miệng, kích thích vị giác trên lưỡi, tăng cường chức năng vị giác, giúp răng chắc khỏe cũng như và tăng cường sức khoẻ dạ dày.
2. Ăn sữa chua
Việc sử dụng một cốc sữa chua nửa giờ sau bữa ăn có thể cung cấp lượng lớn men vi sinh, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và >bảo vệ dạ dày tốt hơn.
3. Massage nhẹ nhàng bụng
Bạn có thể massage nhẹ nhàng bụng sau khi ăn bằng cách xoa nóng hai bàn tay và đặt lên bụng rồi xoay theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần 5 phút, vào buổi sáng và tối trong ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn, giúp nhu động ruột là việc hiệu quả và bảo vệ dạ dày.
Nguồn: 163.com