Ung thư ruột hiện là căn bệnh đáng sợ với 10 – 15% dân số thế giới mắc phải. Thế nên muốn phát hiện và điều trị sớm, hãy để mắt đến những thay đổi nhỏ nhất trong cơ thể.
Còn được gọi là >ung thư đại tràng, căn bệnh này phát triển từ lớp lót bên trong của ruột. Theo Tổ chức Y thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có đến 700.000 người tử vong vì >ung thư ruột, chiếm 8,5% tổng số bệnh nhân chết vì ung thư. Đáng sợ hơn, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người trẻ hiện nay.
Ung thư ruột là loại bệnh phổ biến thứ hai ở cả nam lẫn nữ. Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ tấn công rất nhanh trước khi bạn kịp nhận ra. Vậy nên cần phải hết sức cảnh giác và để ý thật kỹ những thay đổi nhỏ nhất của >sức khỏe, đặc biệt là dấu hiệu "1 đỏ, 2 hôi, 3 đau" luôn cảnh báo ung thư ruột đang ngầm "tàn phá" cơ thể:
1 đỏ gồm
- Phân đỏ
Triệu chứng sớm của ung thư ruột chính là đi ngoài ra máu, thường thấy rất rõ trên phân sau khi đại tiện. Máu này thường sẽ có màu đỏ sẫm vì xuất huyết tiêu hóa chứ không phải là máu tươi như bệnh trĩ. Một khi đã đi ngoài ra máu thì tốt nhất nên đi khám ngay, vì dù gì đi nữa thì đó chắc chắn là dấu hiệu bệnh.
2 hôi gồm
- Mùi phân hôi hơn
Những người khỏe mạnh, bình thường thì khi đi ngoài thường không nặng mùi, trừ khi họ ăn nhiều thịt. Còn nếu đã bắt đầu mắc ung thư ruột thì mùi phân sẽ rất nặng, có mùi tanh và trứng thối trong suốt nhiều ngày. Bởi khi mắc bệnh thì ruột sẽ bị xuất huyết, khiến máu bị chảy ra và phân hủy thành một mùi rất khó chịu.
- "Xì hơi" có mùi hôi
Cũng tương tự như dấu hiệu trên, do cơ thể bị xuất huyết khiến máu bị tích tụ ở ruột, phân hủy thành nhiều vi khuẩn và làm "xì hơi" có mùi tanh khó chịu. Ngoài ra, có những trường hợp bị ung thư ruột còn không thể "xì hơi" trong suốt thời gian dài, nếu có thì cũng rất ít vì các khối u ung thư đã chặn đường thải ra của chúng.
3 đau gồm
- Đau bụng
Đau bụng rất dễ khiến nhiều người lầm lẫn với đau dạ dày thông thường, khiến họ phát hiện ung thư ruột muộn. Lúc này môi trường đường ruột đã bị thay đổi, khiến hệ vi khuẩn phát triển quá mức và gây nên đau bụng liên tục. Khi những cơn đau bụng xảy ra bất thường mà không thể lý giải được, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.
60 năm nghiên cứu ung thư, chuyên gia 91 tuổi tiết lộ 4 yếu tố "gây ung thư cực nhanh", xuất hiện “cận kề” nhưng không phải ai cũng biết phòng ngừa
- Đau hậu môn
Các tế bào ung thư có thể phát triển ở bất kỳ đâu trong hệ tiêu hóa, thậm chí là cả hậu môn. Nếu những khối u phát triển ở vị trí này, nó sẽ gây đau hậu môn dai dẳng và gây viêm loét dài ngày. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên đau hậu môn khi bị tiêu chảy, cần đi khám ngay kẻo nó phát triển thành ung thư ruột.
- Đau lưng dưới
Theo các chuyên gia, ruột nằm ở phần lưng dưới của cơ thể nên khi các khối u ung thư "hoành hành", nó sẽ gây đau ở cả ruột và lưng dưới – khu vực gần với ruột nhất. Nếu bạn đau lưng dưới mà không phải do vận động hay lý do nào khác, hãy cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư ruột nguy hiểm.
Ngoài việc phát hiện sớm dấu hiệu, mọi người cũng nên thay đổi lại thói quen ăn uống và sinh hoạt để hệ tiêu hóa được khỏe hơn. Cần cân bằng >dinh dưỡng đều đặn, ăn nhiều rau ít thịt và cố gắng bổ sung thêm một số thực phẩm sau để ruột hoạt động trơn tru hơn:
- Sữa chua: Chúng cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, ức chế vi khuẩn có hại, thanh lọc dạ dày, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giảm hẳn các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy nên hãy cố gắng ăn sữa chua thường xuyên chị em nhé.
- Tỏi: Trong tỏi rất giàu allicin – một chất chứa lưu huỳnh giúp kháng khuẩn, chống viêm, hạ huyết áp và ức chế nitrat amin làm giảm sự kích thích của các chất gây ung thư trên niêm mạc hệ tiêu hóa. Cách ăn tỏi tốt nhất là cắt từng lát ra rồi để ra ngoài một lát, điều này sẽ khiến allicin tăng mạnh hơn.
- Quả việt quất: Các chất chống oxy hóa trong quả việt quất có thể ngăn ngừa ung thư ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và chống lại các gốc tự do – một yếu tố có hại gây ra ung thư. Ngoài ra, chất xơ trong việt quất còn thúc đẩy nhu động ruột.