Do sợ những tiếng ồn ào xung quanh làm ảnh hưởng đến độ tập trung khi làm việc nên dân văn phòng luôn phải "ôm" chiếc tai nghe khư khư bên cạnh để giúp khắc phục tình trạng này.
Trong môi trường làm văn phòng, bên cạnh có rất nhiều đồng nghiệp thì việc tập trung sẽ trở nên khó khăn hơn giữa không gian chung như vậy. Lúc này, nhiều người sẽ chọn đeo tai nghe để tăng khả năng tập trung cũng như sự tỉnh táo để xử lý công việc. Vậy nhưng, nếu bạn đeo tai nghe quá nhiều tiếng trong ngày và thường nghe với âm lượng lớn thì vô tình đang tự làm tổn thương thính giác của mình. Cùng tìm hiểu 5 tác hại điển hình của >thói quen xấu này và sửa ngay từ bây giờ "hội văn phòng" nhé!
Tăng nguy cơ điếc tai vĩnh viễn
Việc sử dụng tai nghe suốt cả một ngày làm việc ở văn phòng và cứ duy trì thói quen này trong suốt một thời gian dài với mức âm lượng lớn khiến dân văn phòng có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng suy giảm thính lực từ khi còn trẻ. Đây vốn dĩ là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng chính thói quen này sẽ làm dân văn phòng có thể bị điếc vĩnh viễn.
Giảm ngưỡng nghe của tai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo mức âm thanh tối đa mà tai chịu được là 85 decibels, tương đương với tiếng ồn của một khu phố đông đúc nghe vọng từ trong xe ô tô. Mức âm thanh này cũng tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod (máy nghe nhạc). Các thiết bị >giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Do đó, nếu bạn nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút thì tình trạng suy giảm thính lực, giảm ngưỡng nghe của tai sẽ ngay lập tức xảy ra.
Một dấu hiệu điển hình thấy rõ là trước đây, bạn có thể nghe được những cuộc trò chuyện với âm lượng trung bình từ phòng khách vọng vào phòng bếp, nhưng hiện nay thì không thể.
Gây tổn thương não
Khi bạn đeo tai nghe, chiếc tai nghe của bạn cũng phát ra sóng điện từ nên gây tổn thương não bộ bên trong. Nhiều nghiên cứu cũng đã làm thí nghiệm trên những con chuột và kết quả là chúng bị ảnh hưởng từ các sóng bức xạ của tai nghe, dẫn đến tình trạng tổn thương não.
Ngoài ra, nếu dân văn phòng còn sử dụng tai nghe để thư giãn trước khi ngủ và sau đó quên không tắt thì vùng não sẽ bị kích thích phải hoạt động liên tục trong thời gian ngủ. Điều này khiến bạn dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tai
Dân văn phòng thường chỉ quan tâm đến việc sử dụng tai nghe hàng ngày chứ ít có thói quen vệ sinh chiếc tai nghe của mình. Do đó, tình trạng nhiễm trùng tai sẽ xảy ra vì khi sử dụng thì tai nghe sẽ nằm ốp sâu vào thẳng khoang tai. Những người bị viêm tai sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nhiễm trùng, mưng mủ về sau. Vậy nên, hãy chủ động đi vệ sinh chiếc tai nghe của mình ở những cơ sở uy tín để bảo vệ đôi tai một cách tốt nhất.
Mất thính lực tạm thời
Một số người sẽ trải qua tình trạng mất thính lực tạm thời sau khi tai bị tác động bởi luồng âm thanh quá lớn. Đây là cơ chế "tự bảo vệ" của tai, do những sợi lông li ti ở tai trong bị tổn thương nên chúng sẽ tiết ra một chất làm giảm độ phân giải của âm thanh. Lúc này, tai sẽ "tạm nghỉ" trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn sẽ phải đến một nơi tĩnh lặng, đợi đến khi thính lực trở lại như cũ. Đồng thời tránh để tình trạng này lặp lại vì có nguy cơ cao gây mất thính lực vĩnh viễn về sau.