Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật đang mỗi ngày một gia tăng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tìm hiểu về bệnh, nắm được dấu hiệu bệnh và có cách điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
Có thể hiểu đơn giản sỏi mật là “những hòn sỏi” nằm bên trong túi mật. Sỏi mật hình thành do sự kết tụ cholesterol và sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối canxi... Khi bị bệnh sỏi mật, bệnh nhân thường đau bụng, viêm nhiễm và nhiễm trùng túi mật và viêm tụy.
Phân loại:
Có hai loại sỏi mật: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
- Sỏi cholesterol
Khi hàm lượng cholesterol ở trong dịch mật gia tăng quá mức, muối mật sẽ không có đủ khả năng hòa tan. Hoặc sự hình thành sỏi cholesterol là do hàm lượng muối mật giảm đi nhiều. Loại sỏi này thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Nếu cholesterol có các chất béo khác kèm theo thì sẽ dễ gây sỏi. Bệnh thường gắn liền với tình trạng béo phì và gặp nhiều ở Hoa Kỳ, Tây Âu.
- Sỏi sắc tố mật
Sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… có thể là nguyên dẫn đến hình thành sỏi sắc tố mật.
Do có nồng độ sắc tố mật cao nên sỏi sắc tố có màu nâu hoặc đen. Bệnh chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.
- Di truyền:
Nguy cơ mắc bệnh sỏi mật sẽ cao hơn nếu trong gia đình bạn đã có người từng mắc bệnh sỏi túi mật.
- Giới tính: So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn.
Ở nữ giới, estrogen tiết ra sẽ kích thích hoạt động của gan, khiến gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật.
Sỏi cholesterol ở trong túi mật hình thành do sự tích tự quá nhiều cholesterol trong dịch mật. Song song đó, với một chế độ ăn uống dư thừa cholesterol sẽ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mắc sỏi mật.
- Thừa cân hoặc béo phì: Thừa nhiều cân cũng là nguy cơ dẫn đến mắc hiện tượng sỏi mật.
- Giảm vận động của túi mật: Những người không vận động thường xuyên, ngồi nhiều và chế độ ăn uống giảm cân nghiêm ngặt cũng rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt, với những người giảm cân quá nhanh, các thành phần trong dịch mật thường mất đi sự cân bằng. Dịch mật trở nên quá bão hòa với cholesterol gây nên bệnh sỏi túi mật.
Có thể kể đến những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật, bao gồm:
- Đau bụng, mạn sườn:
Bệnh nhân thường bị đau ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị. Tùy vào mức độ tổn thương của túi mật mà những cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau dai dẳng hoặc thoáng qua.
Khác với cơn đau dạ dày thường xuất hiện khi đói, đặc điểm đau của sỏi mật là cơn đau tăng lên sau ăn, có khi đau dữ dội.
- Rối loạn tiêu hóa:
Ở túi mật, khi xảy ra cơn đau cấp tính có thể dẫn đến gây buồn nôn và nôn ói. Nhiều trường hợp, người bệnh có cảm giác đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ.
- Vàng da: Vì túi mật chỉ là bộ phận phụ bên cạnh đường mật chính. Do đó, khi mắc bệnh sỏi mật, đầu tiên người bệnh thường thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, tiếp đến là mắt vàng, sau đó là dấu hiệu vàng da. Nếu chỉ thấy màu da vàng mà nước tiểu bình thường thì không phải là chứng vàng da.
Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?
Câu trả lời là CÓ.
Tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật ngày càng tăng với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Không chỉ gây ra những cơn đau quặn mật rất khó chịu, khi bị sỏi mật, bệnh nhân có thể kèm theo những biến chứng nghiêm trọng.
Trong đó, viêm túi mật cấp bởi sự tắc nghẽn kéo dài ở ống túi mật do sỏi là biến chứng thường xảy ra. Một số triệu chứng điển hình người bệnh thường gặp phải bao gồm sốt và đau vùng bụng trên bên phải, thở sâu và ho.
Nếu túi mật bị thủng thì sẽ lan tràn vào những cơ quan kế cận như là ruột non. Với kích thước viên sỏi lớn, có thể dẫn đến tắc ruột và làm ngăn cản chức năng bình thường của ruột.
Sỏi mật cũng có thể vào trong đường mật. Khi bị sỏi trong đường mật, bệnh nhân thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi sỏi làm tắc nghẽn đường mật lúc đó mới gây ra triệu chứng như : bụng đau dữ dội, vàng da, vàng mắt, nhiễm trùng đường mật. Thậm chí có thể dẫn đến viêm tụy cấp. Đặc biệt, khi bị nhiễm trùng đường mật, bệnh nhân có thể bị sốt cao lạnh run, nhiễm trùng huyết gây đe dọa tính mạng.
Để điều trị bệnh, có thể dùng thuốc giảm đau và kháng sinh, nhưng chủ yếu vẫn phải lấy sỏi mật. Khả năng tái phát sau khi thực hiện phẫu thuật sỏi mật rất cao. Do đó, cần áp dụng cách điều trị nào để vừa đạt hiệu quả cao nhất, có thể điều trị được tận gốc, loại trừ căn nguyên của bệnh và tiết kiệm chi phí.
Một số cách điều trọ sỏi:
- Phẫu thuật để lấy sỏi
Nếu sỏi được phát hiện quá muộn, có kích thước quá lớn đã gây viêm nhiễm, biến chứng thì tốt nhất là bệnh nhân nên phẫu thuật sớm. Để hỗ trợ chức năng gan mật tốt hơn, sau phẫu thuật người bệnh nên có chế độ ăn uống ít dầu mỡ, uống nhiều nước…kết hợp dùng các sản phẩm thảo dược.
- Dùng các sản phẩm hỗ trợ tán sỏi
Nếu sỏi được phát hiện sớm, kích thước còn nhỏ thì người bệnh có thể kiểm soát sỏi bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tán sỏi, kiềm chế sỏi tăng kích thước, cải thiện chức năng gan mật.
Đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, dùng thuốc giúp tan sỏi trong thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
Một số cách chữa sỏi khác:
- Dùng sóng để tán sỏi, trực tiếp dùng hóa chất làm tan sỏi.
- Cắt túi mật qua nội soi: đây là phương pháp phổ biến được áp dụng với kích thước sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục >sức khỏe nhanh.
- Cắt túi mật bằng mổ phanh: nếu mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật thì cần áp dụng phương pháp này.
- Nội soi ngược dòng cắt cơ oddi để lấy sỏi, áp dụng với sỏi nhỏ dưới 1,5cm và ở ống mật chủ. Đây là phương pháp giúp tránh được phẫu thuật.
- Dùng sóng để tán sỏi ngoài cơ thể, áp dụng với sỏi to.
Với những viên sỏi có kích thước nhỏ, phương pháp trị sỏi mật bằng dân gian với những nguyên liệu có sẵn được áp dụng nhiều nhất. Cụ thể như sau:
- Cách chữa bệnh sỏi mật bằng quả sung
Cách 1:
Cho 250g sung miếng đã sao không và 4 bát nước đem sắc cho đến khi chỉ còn lại 1 bát. Mỗi ngày chia ra thành 2 đến 3 lần uống. Sau khoảng 2 tháng áp dụng kiên trì, viên sỏi mật kích thước nhỏ có thể sẽ tan hiệu quả.
Cách 2:
Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: sung khô 50g, nhân trần 10g, hoa atiso 10g, lá vọng cách 10g, diệp hạ châu 8g, râu ngô 8g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, thổ phục linh 10g, cam thảo 8g, nghệ vàng 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 20g.
Cho tất cả các nguyên liệu trên sắc với 5 bát nước, thêm vài lát gừng tươi cho đến khi còn 2 bát. Tiếp theo, bạn chắc nước ra và đun thêm 2 lần nữa. Cứ lấy 1 bát sau đó trộn chung 3 lần lại với nhau rồi đun tiếp còn 2 bát.
Sau khi dùng 25 đến 30 thang thuốc này, bạn kiểm tra siêu âm để xem kết quả sỏi mật. Không những giúp tống sỏi mật ra ngoài. Đây còn là bài thuốc có tác dụng lợi mật, cải thiện chức năng gan.
- Cách chữa bệnh sỏi mật bằng đu đủ
Trong nhựa đu đủ có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chữa sỏi mật. Khi chọn đu đủ, bạn lưu ý chọn quả vừa, không quá non cũng không quá già.
Sau khi chọn được quả đu đủ ưng ý, bạn rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, bỏ phần ruột và hạt, giữ lại vỏ để có nhiều nhựa nhất.
Đặt quả đu đủ vào nồi đun cách thuỷ khoảng 30 phút cho đu đủ chín mềm. Áp dụng phương pháp này sau khoảng một tuần sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng sỏi mật.
- Cách chữa bệnh sỏi mật bằng dầu oliu
Tùy vào kích thước to nhỏ khác nhau của sỏi mà pha chế tỷ lệ dầu oliu và chanh tương ứng.
Với sỏi có kích thước khoảng 10mm, bạn hòa lấy nước cốt của 6 quả chanh với 7 thìa dầu oliu và khuấy đều tay. Thêm vào 4 chén nước đun sôi để nguội rồi uống.
- Cách >chữa sỏi mật bằng quả dứa
Dùng nước ép dứa là cách giúp sinh tân dịch, nhuận tràng và tiêu tích trệ. Cách chữa sỏi mật bằng quả dứa như sau:
Chuẩn bị một quả dứa và đem gọt bỏ vỏ, khoét một lỗ nhỏ. Sau đó, cho khoảng 0,3g đường phèn vào vào lỗ. Đổ nước ninh trong 3 giờ. Ăn cả phần nước và cái trong 7 ngày liên tục để chữa sỏi mật.
Ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật là nhiễm khuẩn đường mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật.
Do đó, cần lưu ý cách ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn như ăn uống thức ăn đã nấu chín, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Nếu có tiền sử giun chui ống mật thì cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra, người bệnh cần được theo dõi và kịp thời điều trị bệnh.
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật như sau:
Người bệnh sỏi mật kiêng ăn gì?
Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ, chất béo,… vì chất này có nhiều ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, mật và dạ dày.
Ăn nhiều mỡ sẽ khiến mật xuống ruột không đều và khiến kích thích túi mật co bóp mạnh nên sẽ dẫn đến một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi. Cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng… Không nên dùng các loại đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, ….
>>> Xem thêm:
- Sỏi mật có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sỏi mật hiệu quả
- Bài thuốc chữa sỏi mật bằng quả sung
Bệnh sỏi mật nên ăn gì?
- Nên tăng cường bổ sung đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan. Ở người trưởng thành bình thường, tỷ lệ giữa các chất >dinh dưỡng đạm, mỡ, đường là 1/0,75/5. Còn đối với người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.
- Thức ăn giàu đường bột vừa dễ tiêu, chứa nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón và không ảnh hưởng đến mật.
- Những thức ăn giàu vitamin C và nhóm B như rau và hoa quả tươi rất tốt vì sẽ giúp tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hơn.
Một số thức ăn nên dùng khác có thể kể đến bao gồm: các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen.
- Bên cạnh đó, nên bổ sung một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh sỏi mật và một số gợi ý cách chữa sỏi mật hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ về bệnh, có cách phòng bệnh phù hợp, giải tỏa lo lắng và sớm loại bỏ hoàn toàn sỏi mật khỏi cơ thể.