Tác dụng của bí đỏ rất nhiều nhưng hầu hết chúng ta mới biết một trong số ít tác dụng của nó. Chính vì vậy mà việc áp dụng bí đỏ vào việc trị bệnh và bồi bổ vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Tác dụng của bí đỏ rất nhiều nhưng hầu hết chúng ta mới biết một trong số ít tác dụng của nó. Chính vì vậy mà việc áp dụng bí đỏ vào việc trị bệnh và bồi bổ vẫn chưa thật sự hiệu quả.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bí đỏ và tác dụng của bí đỏ đối với sức khoẻ con người, từ đó có cách sử dụng loại quả này tốt hơn.
Bí đỏ hay còn gọi là bí ngô, bí rợ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ nhưng ngày nay phân bổ rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Bí đỏ được xếp vào loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong các loại quả trên thế giới. Cụ thể nó chứa sắt, kaki, photpho, nước, protein thực vật, gluxit,.. các axit béo linoleic, linolenic cùng các vitamin C, vitamin B1, B2, B5, B6, PP.
Chính vì vậy, bí đỏ rất tốt cho não bộ, giúp tăng cường miễn dịch, giúp tim khỏe mạnh, mắt sáng, cho giấc ngủ ngon hơn và hỗ trợ cho việc >chăm sóc da cũng như >làm đẹp.
Đặc biệt, lượng Vitamin A trong bí đỏ rất dồi dào. Ngoài ra, nó còn chứa tới 85 - 91% nước, chất đạm 0,8 - 2g, chất béo 0,1 - 0,5g, chất bột đường 3,3 - 11g, năng lượng 85 -170 kJ/100g
Cây bí đỏ rất có giá trị về thực phẩm khi tất cả các bộ phận của nó đều có thể làm thức ăn là rau. Còn rễ thì lại có thể dùng để chữa bệnh.
Trong bí đỏ có chứa hàm lượng axit glutamine cao. Nó chính là một chất thiết yếu cho sự hoạt động của não bộ của con người. Axit glutamine còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa tế bào thần kinh và bồi dưỡng não.
Tác dụng của bí đỏ đối với trẻ em và bà bầu rất tốt, chính vì thế bí đỏ được các chuyên gia khuyên dùng trong thực đơn của phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, các món ăn từ bí đỏ cũng giúp làm giảm thiểu những biến chứng, triệu chứng tiêu cực khi mang thai như phù nề, tăng huyết áp… và phòng chống bị sốt xuất huyết sau khi sinh.
Trong bí đỏ và hạt bí đỏ có chứa các axit béo tự nhiên như omega 3, omega 6 giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Nguồn vitamin A trong bí đỏ rất dồi dào, hơn nữa nó lạ chứa hàm lượng carotene cao, sau khi được hấp thụ vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành các vitamin A giúp duy trì và phát triển thị lực. Do vậy, bí đỏ được coi là “thần dược” chống lại sự lão hoá mắt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong bí đỏ có chứa nhiều beta- carotene có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa một số loại ung thư hiệu quả.
Bí đỏ giúp làm hạ đường huyết trong máu, hỗ trợ tránh được nguy cơ bị tiểu đường và bí đỏ trị tiểu đường.
Bí đỏ chứa hàm lượng vitamin C dồi dào có có thể chống lại các gốc tế bào tự do gây ra lão hóa, và giúp làn da đẹp hơn.
Nhờ có magie tham gia vào các phản ứng hóa học trong não mà bí đỏ có thẻ cải thiện tâm trạng, giảm stress và chứng trầm cảm.
Trong bí đỏ có chứa một loại hoạt chất rất kỵ với các loại gin sán. Khi ăn bí đỏ vào trong ruột, các chất này sẽ tác dụng lên các ký sinh trùng này làm chúng không thể phát triển. Do đó, bí đỏ trị giun cho trẻ em từ xa xưa đã được áp dụng.
Bí đỏ trị bệnh gì? Theo Đông y, bí đỏ có vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí, chữa được nhiều loại bệnh. Hạt bí đỏ là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho…
Nguyên liệu: Bí đỏ, đậu phộng, thịt vịt
Cách dùng: Đem bí đỏ, đậu phộng hầm với thịt vịt để ăn với cơm hàng ngày.
Nguyên liệu: 200g bí đỏ; đậu xanh 100g, xương heo 100g
Cách dùng: Đem hầm nhừ rồi ăn hàng ngày
Nguyên liệu: Bí đỏ 100g, đậu phộng 40g
Cách dùng: Đem bí đỏ, đậu phộng hầm nhừ để ăn, tuần 2 lần
Nguyên liệu: bí đỏ 100g, đuôi lợn 100g, lạc 40g
Cách dùng: Đem hầm như các nguyên liệu trên để ăn
Nguyên liệu: Bí đỏ 200g, gan heo 100g, gạo
Cách dùng: Đem các nguyên liệu trên hầm nhừ thành cháo để ăn
Nguyên liệu: 30-50g hạt bí đỏ
Cách dùng: Rang hạt bí đỏ cho thơm rồi bóc vỏ ngoài ăn lúc bụng đói, sau uống thuốc xổ, ăn vài lần thấy hiệu nghiệm.
Nguyên liệu: Bí đỏ còn xanh 50-100g; thịt vịt 50g
Cách dùng: Đem các nguyên liệu hầm nhừ rồi nêm mắm muối để ăn với cơm.
Nguyên liệu: 100g hạt bí ngô
Cách dùng: Đem rang hạt bí ngô rồi bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày.
Nguyên liệu: Hạt bí 30-50g
Cách dùng: Đem rang vàng hạt bí ngô rồi ăn lúc bụng đói. Nên nhớ rang ở nhiệt độ nhỏ và lâu sẽ giữ được hàm lượng dầu hữu ích có trong hạt.
Nguyên liệu: Thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 12g, phục linh 14g, trạch tả 12g, hạt bí 12g, hoàng bá 10g.
Cách dùng: Sắc các nguyên liệu trên để uống hoặc làm hoàn uống ngày 12-14g chia 2-3 lần.
Nguyên liệu: 100 – 200g cùi bí đỏ
Cách dùng: Đem nấu cùi bí đỏ thành canh để ăn giúp bổ khí lực, điều hòa tỳ vị, ăn bí đỏ trị táo bón.
Nguyên liệu: Cuống bí đỏ, dầu bí đỏ
Cách dùng: Đem cuống bí đỏ giã nát trộn với dầu bí đỏ rồi đắp lên đầu núm vú hoặc chỗ bị mề đay.
Nguyên liệu: Hạt bí đỏ rang vàng 60g, nhân lạc rang 30g, nhân hạt hồ đào 30g.
Cách dùng: Dùng các hạt này ăn cùng lúc, ăn liên tục trong 15 ngày.
Nguyên liệu: Hạt bí đỏ khô 20g
Cách dùng: Đem bóc bỏ vỏ, nghiền nát nhân rồi đổ hêm nước sôi và đường trắng vào pha uống. Uống liền trong 3 ngày vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng.
Nguyên liệu: Quả bí đỏ
Cách dùng: Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày
Nguyên liệu: ¼ quả bí đỏ
Cách dùng: Đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ, thái nhỏ thành những hình vuông bằng đầu ngón tay, cho vào khoảng 0,5 lít nước xay nhuyễn như xay sinh tố. Sau đó lọc bỏ phần xác bí, lấy nước để uống mỗi ngày 1 ly vào buổi sáng, kết hợp với đi bộ 20 phút.
Bí đỏ rất giàu chất xơ nên không thể gây mập được. Thậm chí, bí đỏ còn được góp mặt trong chế độ giảm cân của các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu bạn đang có ý định giảm cân với bí đỏ thì không phải là một ý định sai lầm đâu.
Tác dụng của bí đỏ rất tốt cho sức khoẻ của trí não, tim mạch, da, huyết áp…. Và nhiều hơn nữa. Hy vọng rằng những tác dụng tuyệt vời của bí đỏ sẽ được chúng ta tận dụng hiệu quả trong cuộc sống.
Hanako