Tác dụng của ngải cứu chữa bệnh bạn cần phải biết

Sống khỏe 16/08/2019 16:59

Tác dụng của ngải cứu không chỉ lưu truyền dân gian mà chúng là những bài thuốc còn giữ nguyên hiệu quả cho đến tận ngày hôm nay

tac-dung-cua-ngai-cuu-1

Ngải cứu, bài thuốc dân gian từ trăm năm nay

Ảnh minh họa: Internet

Tìm hiểu về cây ngải cứu

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris L, là loại cây thân thảo thuộc họ Cúc Asteraceae. Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (tiếng H'mông), cỏ linh li (Thái).

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

tac-dung-cua-ngai-cuu-2

Lá và ngọn ngải cứu thường được dùng để ăn hoặc chữa bệnh

Ảnh minh họa: Internet

Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Ngải cứu thường được mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, người ta cũng thường trồng quanh nhà, tại vườn,…Người ta thường sử dụng lá hoặc ngọn vào mùa hè để tươi hoặc cũng có thể phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô có thể tích trữ được lâu, lá ngải cứu phải khô còn được gọi là ngải điệp, còn phơi khô mà cắt thành bột vụn lọ lấy lông trắng và tơi người ta gọi đó là ngải nhung.

tac-dung-cua-ngai-cuu-3

Ngải cứu khi phơi khô

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của cây ngải cứu

Không chỉ có thể chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn mà nó còn là một bài thuốc nam được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị bệnh, và được sử dụng rộng rãi ở mọi vùng quê ở Việt Nam. Và đến tận ngày nay những bài thuốc vẫn còn nguyên giá trị.

Cây ngải cứu chữa bệnh gì?

Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y. Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau rất hiệu quả. Ngải cứu còn chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả. Chúng còn có tác dụng hỗ trợ, điều trị, kháng viêm, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt…

Cây ngải cứu chữa viêm xoang

Như trên đã nói trong thành phần của cây ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu lại chứa các hoạt chất tự nhiên có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau như acid amin, flavonoid, cholin, adenin nên có thể điều trị được bệnh viêm xoang.

Tác dụng của ngải cứu với bệnh viêm xoang cần thực hiện kiên nhẫn, có điều độ và theo dõi sát tình hình bệnh lý, nên kết hợp cùng biện pháp điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách 1: (Phương pháp chữa viêm xoang của lương y Nguyễn Đức Nghĩa)

Nguyên liệu: Chọn hái những cây ngải cứu có hoa, đem phơi trong bóng râm, nơi thông thoáng gió hoặc sử dụng máy sấy sấy nhẹ cho khô (Lưu ý không phơi ngoài để tránh làm giảm dược tính của thảo dược).

Thực hiện: Tán nhỏ phần lá được phơi khô hoặc dùng tay vò, cho đến khi ngải cứu khô, rút bỏ gân lá, nén vào trong tờ giấy rồi cuộn lại thành điếu như điếu thuốc lá, dùng hồ giấy dán chặt để điếu không bị bung.

Cách dùng:

- Đốt và hơ điếu ngải cứu cách da đầu khoảng 1.5 – 2 cm tại một số điểm huyệt trên đỉnh đầu. Gồm có 5 huyệt : các huyệt 1, 2, 3, 4, 5 (huyệt số 1 là huyệt nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai con đường kéo từ chót hai vành tai lên; huyệt số 2 và 3: nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm; huyệt số 4 và 5: nằm hai bên huyệt số 1, cách mỗi bên ra 2cm).

- Khi hơ ngải cứu, người bệnh sẽ có cảm giác thư thái, thoải mái, dễ chịu, ấm đầu. Khi cảm nhận huyệt nóng lên nhiều thì bắt đầu chuyển sang hơ những huyệt khác, luân phiên hơ đều.

- Thời gian hơ huyệt đạo thường kéo dài 15 – 30 phút. Khi hơ, chú ý khoảng cách giữa điếu ngải và da đầu để tránh bị cháy tóc.

- Người bệnh viêm xoang nên áp dụng phương pháp trị viêm xoang bằng điếu ngải mỗi ngày một lần (hoặc vào sáng sớm hoặc chiều tối), thực hiện liên tục trong 10 – 15 ngày, sau đó nghỉ giữa liệu trình 5 – 7 ngày rồi tiếp tục đến khi khỏi bệnh.

tac-dung-cua-ngai-cuu-4

Điều trị viêm xoang bằng ngải cứu theo cách hơ các huyệt trên đầu

Ảnh minh họa: Internet

Cách 2: Cách này phù hợp hơn và dễ thao tác đối với trẻ em.

Nguyên liệu: 500 gam ngải cứu, 5 gam muối.

Thực hiện:

Ngải cứu sau khi mua hoặc hái về đem rửa sạch, để cho ráo. Cắt lá ngải cứu thành từng đoạn dài khoảng 3 cm. Cho muối và ngải cứu lên chảo rang, đảo đều cho đến khi nóng thì ngừng.

Cho 1 phần ngải cứu và muối lên miếng vải nhỏ, cuộn trò rồi dùng tay rê đều lên trán. Lặp đi lặp lại thao tác trên từ 8 – 10 lần, hiện tượng ngạt mũi sẽ được cải thiện. Cho phần ngải cứu còn lại trên chảo vào một chiếc khăn nhỏ, đặt dưới gối, ngủ như bình thường. Sẽ giúp giấc ngủ thư giãn và ngủ sâu hơn.

tac-dung-cua-ngai-cuu-5

Rang ngải cứu và muối trên chảo cho nóng, cách trị viêm xoang dễ áp dụng cho trẻ

Ảnh minh họa: Internet

Cây ngải cứu chữa vô sinh

Đặc biệt, ngải cứu chữa cho những phụ nữ băng trung đới hạ (Đới hạ nói theo nghĩa hẹp là từ trong âm đạo phụ nữ chảy ra một chất dính nhầy, như một dải kéo dài không dứt, thường được gọi là ra khí hư) khiến kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng sinh lý, khó thụ thai.

tac-dung-ngai-cuu-6

Hiếm muộn là nỗi lo lắng và u buồn của nhiều gia đình

Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của ngải cứu giúp làm ấm tử cung, dễ thụ thai, giúp cho người nhẹ nhàng, thông huyết ứ đọng, kinh nguyệt điều hòa, giải được uế khí, tiêu tà khí ứ trệ. Đây cũng là loại thảo dược được Đông y đánh giá rất cao và ví như "thần dược" của chị em hiếm muộn muốn có con.

Cây ngải cứu chữa bệnh buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân gây ra hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ. Ngoài việc phẫu thuật, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh lối sống… bệnh nhân có thể chữa buồng trứng đa nang bằng ngải cứu đơn giản tại nhà .

Đối với ngải cứu tươi

Cách làm: Lấy một nắm ngải cứu sạch về rửa, ngâm muối cho sạch sẽ nhất, để ráo nước. Đơn giản nhất là bạn có thể luộc lấy nước uống hoặc muốn nguyên chất hơn bạn bỏ xay cùng 200 – 300ml nước lọc. Sau đó lọc bỏ bã lấy nước uống dần trong ngày.

Hoặc có thể xay ngải cứu chung với rau má để điều kinh và thanh lọc cơ thể hoặc chế biến các món ăn như trứng ngải cứu, vịt lộn ngải cứu…

tac-dung-cua-ngai-cuu-7

Ngải cứu kết hợp với trứng gà là món ăn bổ dưỡng

Ảnh minh họa: Internet

Đối với ngải cứu khô

Cách làm: Lấy một lượng ngải cứu khô tương đương 1-2 thìa cà phê (1-3g), hãm với nước sôi từ 10-15 phút, có thể cho thêm gừng vào tăng hương vị và hiệu quả chữa bệnh.

Bảo quản nước ấm, ngày uống đều đặn 3 lần. Kiên trì đều đặn sử dụng cách này, bạn sẽ thấy kinh nguyệt sẽ sớm điều hòa, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tác dụng của cây ngải cứu đối với bà bầu

Loài cây này có rất nhiều hiệu năng đối với phụ nữ và đặc biệt là bà bầu. Tuy nhiên không nên sử dụng ngải cứu cho bà bầu trong ba tháng đầu.

tac-dung-cua-ngai-cuu-8

Ngải cứu có những tác dụng gì với người mang thai

Ảnh minh họa: Internet

Giúp kháng viêm, ngừa nấm vùng âm đạo

Nếu như các bà bầu muốn loại bỏ các nấm ngứa vùng kín thì có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 20g lá ngửi cứu non, 1 nhánh gừng và 1 ít muối, đem tất cả rửa sạch. Bạn cho nguyên liệu vào nồi đun sôi và dùng để xông bên ngoài vùng kín. Khi nước nguội thì bạn dùng để rửa bên ngoài âm đạo, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau lại bằng khăn khô. Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để có hiệu quả.

Giúp an thai, ổn định khi bị động thai

Tác dụng của ngải cứu là làm an thai nếu không may bạn bị động thai do va chạm hoặc chấn thương. Bạn có thể chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ rồi ăn cả nước và bã. Món này rất hiệu quả trong việc an thai.

Chữa ra huyết trong thai kỳ

Trong trường bà bầu bị ra máu thì hãy sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu và tía tô mỗi loại 16g, sắc cùng 600ml nước. Lấy 100ml thuốc uống thành 3 lần trong ngày.

Tác dụng của ngải cứu là một bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm nhưng cũng vì chứa dược tính quá cao nên ngải cứu đôi khi cũng có các tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều. Đối với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc, hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây ra co giật cục bộ. Vì thế, những người mắc các bệnh sau đây nên tránh dùng ngải cứu:

- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ chính vì thế mà không nên dùng bất kỳ loại dược liệu nào để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

- Người bị bệnh viêm gan: Khi ăn ngải cứu vào thì sẽ gây rối loạn chuyển hóa của các tế bào gan khiến da vàng đi, nước tiểu đục…

- Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính. Đối với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thì tuyệt đối không được sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

7 dấu hiệu bất thường phụ nữ mang thai không thể bỏ qua

Chảy máu, nôn bất thường, cúm, đau đầu hay rò rỉ nước tiểu là những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

TIN MỚI NHẤT