Sau khi sinh, phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ và lượng máu đã mất trong quá trình vượt cạn. Do vậy, việc lựa chọn thực phẩm cũng khiến nhiều người phải đau đầu, một trong số những thực phẩm mà nhiều người quan tâm đó là sau sinh ăn thịt vịt được không? Và phụ nữ sinh mổ có ăn được thịt vịt không? Vậy thịt vịt có lợi, hại gì cho sức khỏe sản phụ?
Bạn thắc mắc liệu sau sinh ăn thịt vịt được không? Và sau sinh mổ có được ăn thịt vịt không? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua những giá trị dinh dưỡng mà loại thịt mang đến cho chúng ta nhé.
Trong Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có công dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc và lợi thủy tiêu thũng. Ăn thịt vịt sẽ tốt cho việc hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch, hỗ trợ trị lao phổi, ung thư (với người đang trong giai đoạn xạ trị, hóa trị). Thịt vịt cũng rất có ích cho người có thể chất dễ suy nhược, bị chứng chán ăn, phù nề, người mới ốm dậy, hay đổ mồ hôi vào ban đêm, phụ nữ có kinh nguyệt ít, khí hư, sản phụ bị thiếu sữa…. Và cũng theo Đông y, thịt vịt cũng là thực phẩm tốt cho những sản phụ đang gặp tình trạng thiếu sữa.
Sau khi sinh, sự tiêu hao về cả >sức khỏe, năng lượng của phụ nữ là rất lớn. Vì thế, việc ăn uống hàng ngày là không thể xem thường. Việc này vừa để bổ sung dưỡng chất bù lại sự tiêu hao về năng lượng, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng để người tiết sữa nuôi con.
Vậy bà đẻ mổ có ăn được thịt vịt không? Thịt vịt với nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ, có thể nói là hoàn toàn phù hợp với sản phụ sau sinh, việc ăn nhiều những món ăn được chế biến từ vịt giúp mẹ tiết được nhiều sữa hơn, giúp cơ thể nhanh chóng điều tiết sau sinh, rút ngắn thời gian phục hồi….
Trường hợp sau sinh mổ ăn thịt vịt được không? Cũng như sinh thường, sản phụ khi sinh mổ cũng có thể sử dụng thực phẩm này để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng đã mất trong quá trình vượt cạn nhé.
Khi đã có câu trả lời cho việc sau sinh ăn thịt vịt được không? Liệu bạn đã biết những món ăn ngon được chế biến từ loại thịt này chưa? Với sản phụ đang trong thời kỳ ở cữ, dưới đây là những món ăn dinh dưỡng mà bạn nên bổ sung vào trong thực đơn.
Sự kết hợp tuyệt vời từ thịt vịt với hạt sen, món ăn này không chỉ mang đến các giá trị dinh dưỡng cao cho sản phụ mà còn là liều thuốc tốt cho người đang gặp chứng mất ngủ trong quá trình mang thai đấy.
Thịt vịt đem làm sạch, chà với muối và gừng để khử bớt mùi tanh của vịt. Hạt sen rửa sạch, lọc bỏ phần tim sen và dùng cối xay nhỏ ½ lượng hạt sen. Phần hạt sen còn lại để nguyên. Nấm đem ngâm mềm và rửa sạch, bóc vỏ hành khô rồi lấy hành, nấm bằm nhuyễn.
Trộn đều hỗn hợp gồm thịt xay, hạt sen xay nhuyễn, nấm hương, hành cùng với 2 thìa cafe hạt nêm. Thịt vịt sau khi làm sạch, ướp gia vị và giữ yên khoảng 30 phút. Tiếp đó, nhồi phần nhân vào bên trong bụng vịt, bọc kỹ lại. Xếp vịt vào trong nồi, cho thêm 1 bát con nước cùng 1 thìa cafe hạt nêm, sau đó đun và hầm đến khi thịt mềm.
Khi thịt chín mềm, cho vào nồi phần hạt sen tươi còn lại. Đun chừng 10-15 phút cho hạt sen chín mềm thì tắt bếp. Món ăn này có thể ăn kèm với cơm, bún hay bánh mì đều ngon
Vị chua, thanh của món vịt om sấu kích thích vị giác, giúp tiêu hóa tốt.
Vịt làm sạch, rửa sạch qua với muối, rượu trắng để khử mùi tanh (có thể dùng gừng để chà xát), sau đó đem chặt thành từng miếng vừa ăn. Ướp thịt cùng với sa tế, hạt tiêu, đường, hạt nêm và giữ trong 30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Sấu xanh đem rửa sạch và cạo vỏ. Nấm hương cắt bỏ chân, đem ngâm cùng với nước ấm, rồi rửa lại thêm một lần nữa với nước lạnh. Cho thịt và nước dừa vào nồi và đun trên lửa. Khi thấy nước sôi và thịt săn lại thì cho tiếp sấu xanh vào và đun tiếp cho đến khi thịt mềm.
Cuối cùng, cho tiếp nấm hương vào và nấu thêm khoảng 5 phút thì lấy sấu ra dầm nhuyễn, lấy nước chua, nêm thêm muối, hạt nêm, gia vị vừa ăn thì tắt bếp.
Đây là món ăn giải cảm, phục hồi sức khoẻ, tăng năng lượng cho sản phụ sau sinh vẫn đang trong giai đoạn ở cữ, cần bổ sung nhiều dinh dưỡng.
Vịt đem làm sạch và rửa sạch với muối, gừng để khử bớt mùi tanh, sau đó đem luộc chín và chặt thành từng miếng vừa ăn. Gạo đem vo sạch, tận dụng nước luộc vịt để nấu cháo cho đến khi thấy chín nhừ thì cho tiếp phần đậu xanh vào. Khi thấy đậu đã chín, nở mềm thì nêm gia vị gồm muối, hạt nêm, nước mắm.. rồi tắt bếp. Khi múc cháo ra cho thêm chút hành lá, ngò và rắc lên lên một chút tiêu xay. Cháo ăn kèm với thịt vịt và nước mắm chua ngọt.
Có thể nói, ngoài những gợi ý trên. Với thịt vịt, bạn có thể tha hồ chế biến thành nhiều món ăn khác như vịt rang muối, vịt xào rau lang, vịt tiềm… Vậy còn món vịt quay thì sao? bà đẻ ăn vịt quay được không? Nhiều người thường hay thắc mắc việc bà đẻ có ăn được thịt vịt quay không thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. Món vịt quay không những thơm ngon, hấp dẫn mà cũng rất tốt cho mẹ bồi bổ cơ thể đấy.
Mặc dù món thịt vịt tốt cho phụ nữ sau khi sinh nhưng nhằm đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé, khi sử dụng thực phẩm này để chế biến món ăn, mẹ bỉm sữa cũng cần chú ý cách chế biến để phù hợp cơ địa của phụ nữ sau khi sinh. Một vài vấn đề mà mẹ cần lưu ý với thịt vịt như sau:
Trên đây là một vài thông tin cho thắc mắc về việc sau sinh ăn thịt vịt được không? Với những thông tin trên, hy vọng mẹ có thể yên tâm và bổ sung thực phẩm dinh dưỡng này vào trong thực đơn của mình.