Các biến thể virus Covid-19 ngày nay đều có một đặc điểm chung là lây truyền nhanh và mạnh hơn. Chúng thậm chí còn có thể trốn được “sự kiểm tra” của hệ miễn dịch.
Hiện tại, số lượng người bị nhiễm virus trên toàn thế giới đã giảm, vắc xin Covid-19 đã được tung ra và thu được kết quả đáng kể. Thế nhưng sự lây lan của virus biến thể lại tăng lên gây khó khăn rất nhiều trong việc nghiên cứu và phòng dịch của chúng ta. Được biết, loại biến thể của virus Covid-19 mới nhất hiện nay được ghi nhận tại Nhật Bản.
Các nhà khoa học Mỹ thậm chí còn phát hiện ra một loại "virus lai" do hai loại virus kết hợp với nhau. Có thể thấy, tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đã bước sang một trang mới, khó khăn và nguy hiểm hơn.
Hiện vẫn chưa thể biết được liệu loại virus “hỗn hợp” này có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin hay không. Ngoài ra, nhiều loại virus khác đang xuất hiện trên toàn cầu, nhiều loại virus biến thể đã được xác nhận.
Lần đầu tiên, "virus lai" có thể tích hợp những ưu điểm của các biến thể khác nhau
Lawrence Young, một chuyên gia về virus tại Đại học Warwick, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng sự tái tổ hợp kiểu gen là chìa khóa cho sự tiến hóa của Covid-19, và những trường hợp tương tự tương đối hiếm gặp ở người. Chúng mang ưu điểm của cả hai loài.
Ví dụ cụ thể, chủng bệnh biến thể "B.1.1.7" (Anh)và chủng bệnh biến thể "B.1.429" (California, Hoa Kỳ) đã được xác nhận là mức độ đột biến hợp tử trở thành virus hỗn hợp kiểu gen đột biến cao, đây là trường hợp "kiểu tái tổ hợp gen" đầu tiên kể từ sau khi có dịch Covid-19 đến nay.
Trong khi “B.1.1.7” dễ lây nhiễm hơn và gây chết người nhiều hơn thì “B.1.429” có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch. Chúng kết hợp được với nhau là do bệnh nhân nhiễm hai chủng cùng một lúc, điều này gây ra sự kết hợp và tái tổ hợp của các kiểu gen virus.
Bette Korber, nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus lai mới cũng cho rằng sự kết hợp tương tự của các chủng bệnh có thể cho phép các virus biến thể với những ưu điểm khác nhau "hợp lực" để tạo ra một loại coronavirus mới khó ứng phó hơn.
Người ta tin rằng, virus biến thể với kiểu gen hỗn hợp có thể tích hợp nhiều đột biến cùng một lúc, mang lại các biến thể mới, đặt ra các khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
Theo báo cáo của WHO, mặc dù số người nhiễm đã giảm trong thời gian gần đây nhưng số lượng virus biến thể được xác nhận ở nhiều quốc gia cũng đang tăng lên.
Chia sẻ trên tờ The Sun, Tiến sĩ Simon Clarke, một nhà sinh học tế bào tại Đại học Reading, Vương quốc Anh cho biết: "Các biến thể (của virus) xuất hiện là hiện tượng bình thường, nhưng một số biến thể sẽ gây thêm mối lo ngại trong công tác phòng chống dịch và có tầm quan trọng lớn nên chúng ta không thể xem nhẹ".
Tác dụng của các kháng thể vắc xin có thể bị suy giảm
Trong một thí nghiệm, Giáo sư David Ho (Hà Đại Nhất) Trường Đại học Y khoa Columbia (Hoa Kỳ), khi kết hợp các mẫu máu của những người đã được tiêm vắc xin Pfizer và Moderna với virus đột biến, ông phát hiện các kháng thể do vắc xin tạo ra vẫn có tác dụng bảo vệ, nhưng hiệu quả không còn tốt như trước. Một thí nghiệm khác ở Nam phi cũng cho kết quả tương tự.
Một số chuyên gia lại cho rằng các loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ mới sẽ không bị quá nhiều ảnh hưởng qua nhiều bởi sự cập nhật và nâng cấp của các chủng virus.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ vắc xin nên sửa đổi vào thời điểm nào, chỉnh sửa bộ phận nào, thì vẫn phải tiếp tục phải nắm bắt được quy mô đột biến của virus trước khi đánh giá thêm.