Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết đến những điều 'kỳ diệu' của bàn chân, bộ phận này không đơn thuần là giúp nâng đỡ cơ thể mà còn cảnh báo bệnh một cách chuẩn xác.
Hãy cùng tìm hiểu xem >sức khỏe của bạn có tốt không với những biểu hiện cơ bản dưới đây của >bàn chân nhé!
Theo Y học Trung Quốc, bách bệnh đều bắt đầu từ lạnh, lạnh bắt nguồn từ bàn chân. Do vậy, bàn chân là nơi xa tim nhất và cũng là nơi ít được để ý, nhưng nó lại được mệnh danh là “trái tim thứ hai của cơ thể”.
Sở dĩ bàn chân của bạn được gọi là “trái tim thứ hai” là vì chúng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Sự lưu thông máu khắp cơ thể con người, các bộ phận duy trì hệ thống tuần hoàn máu là mạch máu và tim. Vì thế, khi bàn chân thường bị lạnh bạn nên cảnh giác cơ thể đang gặp vấn đề không tốt.
Dấu hiệu bàn chân cho thấy cơ thể đang khỏe mạnh
Trong điều kiện bình thường nếu thấy lòng bàn chân có màu hồng, điều đó có nghĩa là quá trình lưu thông máu trong cơ thể rất tốt, điều có cũng chứng tỏ hệ miễn dịch và sức khỏe đang rất tốt.
Ngoài ra, với những người có bàn chân ấm sẽ rất khỏe mạnh, điều đó cho thấy dương khí, khí huyết trong cơ thể lưu thông ổn định. Cuối cùng, những người có bàn chân ấm, hồng hào kết hợp với việc không có nhiều da chết, không bị bong tróc chứng tỏ người đó vệ sinh chân khá kỹ lưỡng, điều này sẽ hạn chế vi khuẩn, nấm tấn công, giúp bảo vệ bàn chân.
Hoạt động nào tốt cho chân?
Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thường xuyên đi chân trần (chân đất), khi đó bàn chân sẽ va chạm vào rễ cây, sỏi, đá giúp được chà xát, kích thích huyệt đạo dưới bàn chân, từ đó nâng cao được sức khỏe, phòng và chống được bệnh tật.
Đôi chân thực hiện phần lớn các chức năng của cơ thể, vì thế nếu ít vận động, không đi chân trần được thường xuyên thì nên massage chân mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết, nên thực hiện vào buổi tối là tốt nhất, vì nói giúp lưu thông máu tốt hơn, giúp giấc ngủ ngon hơn.
Một số dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh
Màu sắc ở chân
Màu sắc của móng chân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể của một người. Nếu móng hay các ngón chân có màu trắng bệch, nhợt nhạt có thể đây là dấu hiệu việc cơ thể không nhận đủ lượng máu cần thiết.
Đặc biệt, những người mắc bệnh ung thư, tình trạng thiếu máu rất dễ xảy ra do tế bào ung thư gây mất máu, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh được lưu thông. Ngược lại, móng chân, bàn chân hồng hào và ấm áp thường phần nào chứng minh một người có sức khỏe tốt.
Bàn chân lạnh
Chân lạnh là biểu hiện thường thấy ở nhiều người, nếu tình trạng này kéo dài thời gian lâu, dùng nhiều biện pháp không thuyên giảm thì hãy đi khám sức khỏe, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Dấu hiệu này cảnh báo có thể đang bị tổn thương thần kinh, nhất là người có bệnh lý nền như tiểu đường, tuyến giáp hay thiếu máu. Nếu không được kiểm soát các bệnh lý mãn tính sẽ tăng nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bàn chân phù nề bất thường
Không chỉ bàn chân mà cơ thể phù nề là dấu hiệu điển hình của bệnh thận, đó là tình trạng tích nước do thận hoạt động kém. Theo đó, thận là cơ quan chuyển hóa nước trong cơ thể. Một khi thận suy yếu, nước trong cơ thể sẽ bị tích tụ lại và không được đào thải. Lượng nước này sẽ theo máu di chuyển khắp toàn thân. Thế nên khi chúng ta đứng hoặc đi lại, tác động của trọng lực sẽ làm nước sẽ tích tụ trên bàn chân, từ đó xuất hiện tình trạng sưng phù ở chân.
Ngón chân cái to bất thường
Chuyên gia cho rằng, khi khớp xương ở ngón chân cái to lên bất thường là biểu hiện điển hình của bệnh gút. Nguyên nhân là do, bàn chân, nhất là ngón chân cái là bộ phận ở xa tim nhất nên lượng máu tuần hoàn đến đây ít hơn những cơ quan khác trong cơ thể, khiến chúng có nhiệt độ thấp hơn. Vì vậy, ngón chân cái thường dễ lắng đọng các tinh thể muối urat, làm khởi phát bệnh gout và xảy ra phản ứng viêm mạnh nhất.
Chân đau khi đi bộ
Khi chân hay bàn chân không gặp bất kể chấn thương nào, nhưng khi đi lại bình thường hoặc đi bộ thể dục xuất hiện tình trạng đau thì đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe toàn thân đang gặp vấn đề. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh gout, bệnh xương khớp hoặc bệnh tiểu đường, các bệnh này đều có liên quan và tác động trực tiếp tới bàn chân, nhất là khi vận động.
Phụ nữ cần làm gì khi đi giày cao gót thường xuyên
Một trong những cách chăm sóc bàn chân tốt nhất là mát xa, bấm huyệt và ngâm chân trị liệu. Việc làm này đặc biệt có lợi với những người phải đứng nhiều, đi giày cao gót, mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giãn mạch mãn tính, xơ vữa mạch máu, mắc bệnh xương khớp…
Bằng những cách đơn giản nhất như mát xa chân với tinh dầu, ngâm chân với thảo dược sẽ giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn tại chỗ, có tác dụng rõ rệt đến các bệnh thoái hóa khớp bàn chân và ngón chân, bệnh thần kinh ngoại biên…
Ngoài ra, mỗi buổi tối trước khi ngủ bạn cũng nên ngâm chân với nước ấm. Điều này cũng rất tốt trong vấn đề lưu thông mạch máu. Nhiệt độ tốt nhất là từ 38 đến 43 độ, nếu thấp hơn không có nhiều tác dụng, quá cao gây bỏng da.
Ngoài ra, để chăm sóc bàn chân được tốt nhất, mọi người cần thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, hãy vận động thường xuyên để máu được lưu thông, với dân văn phòng nên đi lại sau 30-45 phút ngồi làm việc. Ngoài ra, nên hạn chế đi giày cao gót hoặc giày, tất quá chật cũng khiến cho máu khó lưu thông. Đặc biệt, hãy vệ sinh bàn chân hàng ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập, tẩy tế bào chết và quá trình vệ sinh chân cũng cần quan sát để phát hiện những bất thường.