Ngày "đèn đỏ" khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, những mẹo đơn giản sau sẽ giúp bạn trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt để tận hưởng những chuyến du lịch, những ngày đi biển, ngày cưới hoặc ngày Tết sắp đến một cách vui vẻ, thoải mái.
1. Dời ngày kinh theo phương pháp dân gian
- Ăn sống một nắm đậu xanh trước ngày “đèn đỏ” hay ngậm 10 hạt tiêu loại nguyên hạt, đã rang khô.
- Món súp đậu lăng có thể trì hoãn >chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong gần một tuần. Bạn cần xay nhuyễn đậu lăng và nấu sôi kỹ với nước, nêm gia vị tùy ý. Chị em nên duy trì món ăn này mỗi ngày trong một hoặc hai tuần trước chu kỳ để đạt hiệu quả mong muốn.
- Theo Boldsky, lá mùi tây có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Để hoãn kỳ "đèn đỏ", bạn có thể đun lá mùi tây với nước trong 30 phút, sau đó lọc lấy nước và uống 2-3 lần mỗi ngày.
- Trà phúc bồn tử cũng có thể làm chậm chu kỳ kinh nguyệt và dịu cơn đau do chuột rút. Bạn đun sôi phúc bồn tử với nước, sau đó để nguội và duy trì uống 2-3 lần mỗi ngày trước ngày rụng trứng khoảng một tuần để thức uống này phát huy tác dụng.
- Uống giấm táo được coi là một biện pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng vì sự an toàn của nó. Dùng một ly nước hòa cùng 3 muỗng canh giấm táo, khuấy đều rồi uống. Sử dụng hỗn hợp này 3 -4 lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời duy trì thói quen đều đặn và kéo dài trong suốt khoảng thời gian bạn muốn. Đây là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn để trì hoãn ngày đèn đỏ vì sự tiện lợi và an toàn.
Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cơ sở nào chứng minh được những phương pháp này sẽ đạt hiệu quả và an toàn cho chị em.
2. Sử dụng thuốc tránh thai để dời ngày kinh nguyệt
Uống thuốc tránh thai được coi là một phương pháp đẩy lùi ngày đèn đỏ hữu hiệu nhất giúp chị em tự tin hơn trong những dịp quan trọng. Trong thuốc tránh thai có chứa estrogen và progesterone là biện pháp duy trì lượng hormone ổn định, khiến cho trứng không rụng và còn có tác dụng làm trì hoãn ngày “đèn đỏ”.
Theo lời khuyên của một số chuyên gia khoa sản thì với các bạn nữ không dùng thuốc tránh trai trước đó, nên uống thuốc tránh thai trước 3 ngày (hoặc cẩn thận hơn thì uống trước 7 ngày) dự kiến có kinh nguyệt. Uống một viên/ ngày và phải uống vào giờ cố định cho đến khi không muốn trì hoãn nữa. Thông thường, khi ngừng uống thuốc, kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào khoảng 2 – 3 ngày sau đó.
Thuốc tránh thai hiện nay phổ biến hai loại là vỉ 21 viên và vỉ 28 viên, thực chất thì vỉ 28 viên có 7 viên là giả dược cũng tương đương với việc bạn sử dụng vỉ 21 viên nhưng có 7 ngày nghỉ. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể chọn vỉ 21 viên để sử dụng.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tránh thai cũng đem lại 1 số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến >sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, đừng quá lạm dụng mà chỉ nên uống thuốc tránh thai để đẩy lùi ngày đèn đỏ trong trường hợp thật cần thiết thôi nhé. Và nhớ là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
3. Những lưu ý khi uống thuốc tránh thai để dời ngày kinh nguyệt
Thuốc tránh thai uống để dời ngày kinh không dùng cho các đối tượng mắc bệnh suy gan, bệnh huyết khối động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, tăng huyết áp độ II - III, bệnh Lupus ban đỏ, bệnh ung thư vú, tăng sản NMTC, xuất huyết âm đạo chưa xác định nguyên nhân, bệnh tăng lipoprotein huyết, thiếu máu hình cầu liềm, thiếu máu tán huyết mãn tính.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, uống thuốc tránh thai có thể đem lại những tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, nhức đầu, lên cân nhẹ, căng ngực, thay đổi tâm tính, có thể ra huyết âm đạo ít ở giữa thời điểm uống thuốc. Khi uống thuốc tránh thai để dời ngày kinh, không nên uống chung các loại thuốc sau: thuốc chống co giật, barbiturate, tetracycline, rifampicin, than hoạt, một số thuốc nhuận trường, các thuốc trị đái tháo đường vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Trên đây là những biện pháp đẩy lùi ngày đèn đỏ hữu ích nhất cho các chị em. Tuy nhiên, chu kỳ sinh lý được coi như một công cụ phản ánh sức khỏe của bạn nữ, vì vậy bạn nên để chu kỳ của mình diễn ra một cách tự nhiên và đều đặn. Do đó, không nên lạm dụng những biện pháp này nhé các cô gái mà chỉ khi thật sự cần thiết thôi. Và nhớ là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.