Mỗi khi rảnh tay, nhiều người thường có những thói quen như nặn mụn, ngoáy mũi, cắn bút... Tuy nhiên, bạn có biết chúng đều là những thói quen gây hại cho sức khỏe hay không?
Mỗi khi rảnh tay, nhiều người thường có những thói quen như bẻ khớp, sờ tay lên mặt, cắn bút... Tuy nhiên, bạn có biết chúng đều là những thói quen gây hại cho sức khoẻ hay không? Hãy thêm ngay những thói quen sau vào list những điều không nên làm để ngừng gây hại cho >sức khỏe bạn nhé.
1. Cắn bút
Thói quen cắn bút khi suy nghĩ hay rảnh rỗi rất mất vệ sinh và không hề tốt cho sức khoẻ. Do đồ vật này thường chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Cắn vào những sản phẩm làm từ nhựa màu có thể gây thôi nhiễm hoá chất gây hại cơ thể. Do đó, bạn nên tránh làm việc này mỗi khi suy nghĩ hay rảnh tay.
2. Ngoáy mũi
Bàn tay chúng ta là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể “len lỏi” vào lỗ mũi khi bạn ngoáy mũi. Nếu mũi bạn bị tắc thì nên dùng tăm bông hoặc dùng dung dịch rửa mũi để rửa thay vì “quen tay” ngoáy mũi.
3. Dụi mắt
Rất nhiều người có thói quen dụi mắt, không chỉ dụi nhẹ nhàng mà còn dụi mắt rất mạnh tay. Hoặc khi có bụi hay vật gì đó rơi vào mắt, họ phải dụi mắt để mắt không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hành động như vậy có thể dẫn đến việc mất thị lực. Sử dụng ngón tay quá mạnh bạo dẫn đến tổn thương thị lực, tăng các nguy cơ bệnh về mắt.
4. Nằm bò ra bàn
Nếu không muốn gây hại khung xương và làm hỏng dáng thì hãy thay đổi thói quen này từ hôm nay. Bởi việc nằm bò ra bàn sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khung xương tự nhiên. Bên cạnh đó, thói quen nằm bò ra bàn và ngủ gục cũng có thể khiến bạn bị khó thở, giật mình hoặc đau đầu khi dậy. Do khi nằm trên bàn, ngực bị chèn ép và làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy. Đừng quên một tư thế ngồi ngay ngắn sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và bảo vệ khung xương tốt hơn nhé.
5. Trùm chăn ngủ
Trùm chăn ngủ có thể làm tăng lượng CO2 khiến bạn khó hấp thụ oxy và từ đó, gây hại cho não bộ.
6. Đeo tai nghe trong thời gian dài
Đeo tai nghe quá lâu hoặc nghe nhạc quá to trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thính giác.
7. Cắn móng tay
Một hành động tố cáo sự lo lắng, căng thẳng của nhiều người. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn rất mất vệ sinh. Có vô số vi khuẩn sống bên dưới móng tay, thậm chí là cả vi khuẩn E.coli gây bệnh tả, các virus gây cảm cúm. Mỗi ngày, đầu ngón tay của bạn chạm vào không biết bao nhiêu bề mặt, đồ vật, do đó, đừng vô tình đưa toàn bộ số vi khuẩn đó vào miệng của mình.
8. Bẻ khớp tay
Thói quen bẻ khớp tay giúp đem lại cảm giác thoải mái hoá ra lại rất có hại. Thường xuyên mắc thói quen này có thể gây tổn thương các mô liên kết giữa ngón tay. Thói quen này cũng khiến phần đốt tay bị to và thô hơn theo thời gian. Hơn nữa, hay bẻ khớp tay có thể khiến các khớp và dây chằng bị tác động mạnh và gây chấn thương. Hãy thay đổi ngay thói quen này và nhắc nhở những người xung quanh bạn.
9. Sờ tay lên mặt, nặn mụn
Không ít người có thói quen nặn mụn mỗi khi rảnh tay. Đây là một trong những việc làm khiến tình trạng mụn càng trở nên nghiêm trọng. Chạm tay lên mặt sẽ vô tình mang theo vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào da và gây mụn trứng cá. Lúc rảnh tay bạn nên tuyệt đối tránh sờ, chạm hay nặn mụn trên da mặt. Thay đổi thói quen này sẽ giúp tình trạng mụn trên da cải thiện hơn.
10. Nhịn hắt hơi
Bạn đã từng bao giờ nhịn hắt hoi vì phép lịch sự hay chưa? Hóa ra đó là một ý tưởng rất tồi. Tốc độ hắt hơi của chúng ta lên tới 100 dặm/giờ, do đó, khi kìm nén cơn hắt hoi, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gây chảy máu mũi, thậm chí là rạn sụn cánh mũi... Chính vì thế, lần tới nếu như bạn cảm thấy muốn hắt hơi, hãy để cho cơ thể được 'tự nhiên".
11. Đeo túi nặng
Nếu trong túi xách của bạn không thiếu thứ gì, kể cả ô, dụng cụ y tế, sạc dự phòng, 1 cuốn sách dày… thì xương khớp của bạn chắc chắn sẽ phải gánh chịu khối trọng lượng nặng nề này. Do đó, đừng quên đổi tay hoặc đổi vai khi xách túi, và tốt nhất là không nên mang theo quá nhiều đồ như vậy.
12. Ngồi vắt chéo, khoanh chân
Tư thế ngồi này có thể khiến mạch máu bị chèn ép ở đầu gối. Huyết áp cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó cũng gây sức ép tại các khớp và có thể dẫn tới tụ máu ở chân khi các mạch máu bị chèn ép. Bác sĩ khuyên bạn không ngồi vắt chéo chân quá 10 hay 15 phút. Bạn nên sử dụng ghế tựa lưng và để chân thoải mái với một góc 90 độ. Nếu bạn ngồi vắt chéo chân, nên đứng dậy và đi lại mỗi giờ một lần.