Có những người sức khoẻ đặc biệt yếu trước bệnh dịch COVID-19. Các bạn đều biết rằng những người trên 65 tuổi có các bệnh lý nền hoặc không được tiêm vắc-xin thì đó là những người có sức khoẻ yếu khi đối mặt với bệnh dịch COVID-19. Tuy nhiên ngoài những người này ra, còn có những câu chuyện về những người đặc biệt dễ tổn thương bởi COVID-19.
Bệnh dịch COVID-19, nam giới yếu hơn nữ giới? Câu chuyện này có đúng không?
Tỷ lệ tử vong toàn cầu do >COVID-19 ở nam giới cao hơn nữ giới 50%. Chỉ khác nhau về giới tính nhưng tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy. Ảnh hưởng của gen là rất lớn.
Trong cơ thể chúng ta có một gen gọi là TLR7, nếu thiếu gen này, các tế bào phổi sẽ giảm khả năng chống lại virus corona và dẫn đến bị viêm phổi nghiêm trọng. Không giống như phụ nữ, khoảng 2% nam giới thiếu gen này.
Trên thực tế, nhóm nghiên cứu chung của Mỹ và châu Âu đã điều tra 1,200 bệnh nhân nam bị mắc COVID-19 và tất cả 17 người đàn ông thiếu gen này đều mắc bệnh viêm phổi nặng.
Dù là cùng tuổi nhưng tại sao lại có những người đặc biệt yếu hơn?
Càng già đi thì cơ thể chúng ta sản xuất càng nhiều tự kháng thể. Trong các kháng thể đó có các kháng thể tốt và cũng có các kháng thể xấu.
Trong số đó, nếu cơ thể có các tự kháng thể mang tên IFN Alpha và Omega thì tế bào miễn dịch của chúng ta sẽ không thể phản ứng bình thường với virus corona. Vì vậy khi virus đã vào đến mũi thì sẽ dễ dàng xâm nhập vào phổi. 20% bệnh nhân trên 70 tuổi bị viêm phổi nặng đều có các tự kháng thể này.
Một mối quan tâm khác quan trọng hơn đối với những người lớn tuổi là bệnh lý nền. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường có thể dễ bị COVID-19 hơn các bệnh nền khác.
Tại sao lại như vậy? Theo điều tra, bệnh đái tháo đường đã được phát hiện ra là làm giảm số lượng tế bào miễn dịch bảo vệ chống lại virus corona độc hại.
Nếu tôi còn trẻ và khỏe mạnh thì không cần phải lo lắng gì cả?
Đừng suy nghĩ như vậy. Ngay cả khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bạn cũng có thể không hồi phục COVID-19 được nhanh chóng và mắc bệnh lâu.
Nó được gọi là “Long COVID” và Đại học Washington ở Hoa Kỳ đã điều tra điều này và nhận ra rằng có một điểm chung.
Cơ thể đang mang một loại virus đặc biệt nào đó. Đó chính là virus EB, đây là loại virus thường gây ra bệnh Herpes Zoster (Bệnh giời leo). Virus này thường nằm yên lặng trong cơ thể, nhưng khi virus Corona xâm nhập, nó đột ngột trở nên mạnh mẽ và giúp virus Corona tồn tại trong thời gian dài. Nó làm cho virus corona trông như một con người vô hình, khiến các tế bào miễn dịch của chúng ta không thể phát hiện ra virus.
Vì vậy, dù bạn là một thanh niên khỏe mạnh nhưng nếu bị nhiễm virus EB thì bạn cũng chỉ có thể yếu thế trước COVID-19.
Ngược lại, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nếu có các kháng nguyên bạch cầu đặc biệt có thể làm cho chúng ta không dễ mắc bệnh COVID-19 và có thể trở thành người được gọi là "người Never COVID”. Một tin vui cho chúng ta là nó phổ biến ở người châu Á, đặc biệt có khoảng 25% người Hàn Quốc có kháng nguyên này.
Bây giờ, quay trở lại câu hỏi đầu tiên, dựa theo những nghiên cứu ở trên thì các bạn có nhận ra rằng trong chúng ta liệu ai dễ bị nguy hiểm đến tính mạng hơn khi bị mắc COVID-19 hay chưa?
Trong hai năm qua, chúng ta đã học được rất nhiều điều từ COVID-19. Nếu nhiều nghiên cứu được thực hiện hơn, chúng ta không chỉ có thể biết trước được ai là người dễ bị nguy hiểm đến tính mạng do COVID-19 mà còn có thể phát triển thêm các bước phương pháp điều trị hơn vì hiện tại chúng ta chỉ đơn giản là ức chế virus. Điều này có nghĩa là việc điều trị dự đoán trước trở nên có khả thi.
Tuy nhiên, việc không có gen gây ung thư phổi không có nghĩa là bạn sẽ không mắc ung thư phổi, bạn nên tận dụng tốt các chỉ số nghiên cứu này, nhưng cũng đừng quá tin tưởng.
Theo SBS News