Ít ai biết rằng tất cả các bộ phận của cây này đều mang vị thuốc hữu hiệu, chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, có thể chữa trị cảm sốt và côn trùng cắn, đốt.

Thủy Mặc (t/h) 05:00 24/09/2024

Từ lâu ớt được nhiều người biết đến như một gia vị không thể thiếu trong các món ăn. Trong số đó, ớt chỉ thiên thường được dùng nhiều nhất.

Theo y học cổ truyền, ớt có tính cay, nóng, có tác dụng tiêu đờm, hạ khí, sát trùng, giúp giảm cảm giác khó tiêu và hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp. Liều dùng khuyến nghị là từ 6 đến 12g mỗi ngày. Tuy nhiên, những người có cơ địa nhiệt hoặc máu nóng nên cẩn trọng khi sử dụng ớt để điều trị.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng trái ớt chứa capsaicin, một hoạt chất có khả năng hỗ trợ kiểm soát nồng độ insulin trong máu, mặc dù nó có thể gây hắt hơi ở nhiệt độ cao. Những thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của ớt không chỉ trong ẩm thực mà còn trong y học.

Ảnh minh họa: Internet

Những >bài thuốc chữa bệnh từ ớt

- Quả ớt chín chữa bệnh đau lưng, đau khớp

Để thực hiện bài thuốc này, cần chuẩn bị 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ và 80g rễ cây chỉ thiên. Tất cả các nguyên liệu này được giã nhuyễn và ngâm trong cồn theo tỷ lệ 1/2 để dùng cho việc xoa bóp.

- Hạt ớt chữa bệnh phong tê thấp

Hạt ớt có thể được kết hợp với một vài vị thuốc khác để nấu thành cao chữa bệnh phong tê thấp hoặc được xay thành bột mịn, sử dụng với liều lượng 1-2g mỗi lần để điều trị tình trạng nôn ói hoặc hàn tả.

- Chữa sốt rét cơn

Dùng 30g lá ớt, giã nát, hòa với nước sôi, để nguội và vắt lấy nước cốt. Uống một bát trước khi lên cơn sốt khoảng 2 giờ, ngày uống một lần trong 5-7 ngày liên tục.

- Chữa ho đờm khi cảm lạnh và rắn rết cắn

Sử dụng 30g lá ớt dùng để ngậm để chữa ho đờm khi cảm lạnh, cũng có thể giã đắp khi bị rắn, rết cắn.

- Chữa quai bị

Dùng 30g lá ớt tươi giã đắp lên vùng bị ảnh hưởng và kết hợp sắc lấy nước uống.

- Chữa bệnh chàm

Một nắm lá ớt kết hợp với một lượng mẻ chua vừa đủ. Giã nhuyễn và đắp vào vùng bị chàm sau khi đã rửa sạch bằng nước muối.

Ảnh minh họa: Internet

- Chữa trúng phong (răng cắn chặt)

Một nắm lá ớt giã nhỏ, hòa với muối và nước, lấy nước đổ vào miệng người bệnh.

- Chữa mụn nhọt

Sử dụng 50g lá ớt, 50g bồ công anh, 50g búp na và một chút muối ăn để đắp vào vị trí mụn nhọt đang mưng mủ, giúp giảm đau và tăng tốc quá trình lành vết thương.

- Chữa vảy nến

Chuẩn bị một nắm lá ớt sao vàng, một bát vỏ cây trà đồng, 5-7 lá bỏng cùng 300g thiên niên kiện với 2 lít nước. Vỏ cây trà được cạo từ dưới lên lấy một bát nhỏ, sắc chung với các vị thuốc để lấy nước đặc uống.

- Chữa khản cổ, khản tiếng

Sắc 30g lá ớt với nước để lấy nước đặc, ngậm và nuốt.

Có thể thấy tất cả các bộ phận trên cây ớt đều có tính năng riêng, có thể chữa khỏi những căn bệnh cơ bản đến nguy hiểm.

Một số lưu ý khi dùng ớt chữa bệnh

Tuy ớt có thể mang đến cho người dùng nhiều bài thuốc hiệu nghiệm, nhưng khi sử dụng bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách dùng sau cho hợp lý. Vì cơ địa mỗi người mỗi khác, liều lượng và các vị thuốc đi kèm cũng có thể được thay đổi tùy theo.

Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, viêm túi mật mãn tính, sỏi mật, trĩ, đau mắt đỏ hay viêm giác mạc cũng không nên tiêu thụ ớt vì có thể làm tăng cường triệu chứng của bệnh.

Đặc biệt, thành phần capsaicin có trong ớt có tác dụng kích thích tăng cường lưu thông máu, dẫn đến việc tăng nhịp tim. Vì lý do này, những người đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, đột quỵ, viêm phế quản mãn tính, hoặc cao huyết áp nên tránh xa loại gia vị này.

Hãy nhớ những điều này để sử dụng những bài thuốc chữa bệnh từ ớt trở nên hiệu quả và an toàn nhất nhé!

Thủy Mặc (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe