Cô Petra van Kalmthout đến từ Bỉ suốt 3 năm qua đã phải đeo một miếng dán che mắt bởi một bên mắt của cô đã bị mù hoàn toàn. Nguyên nhân cũng chỉ vì cô đã quên làm một việc luôn được cảnh báo rất nhiều.

05:00 09/12/2018

Ba năm trước, cô Petra đã có một chuyến đi nghỉ dưỡng và khi bước vào phòng tắm, cô đã quên không bỏ chiếc kính áp tròng đang đeo trên mắt. Buổi tối hôm đó, cô cảm thấy mắt có chút khó chịu nên đã ngay lập tức tháo kính. Tuy nhiên, ngày hôm sau mắt của cô đỏ và còn đau hơn trước.

Sau đó cô đã đến Bệnh viện Đại học Antwerp, tại đây các bác sĩ đã phát hiện có một ký sinh trùng nằm trong giác mạc mắt phải của cô. Hóa ra nó có trong nước tắm và đã mắc kẹt phía sau kính áp tròng của cô khi cô đi tắm.

Cô Petra phải đeo băng mắt suốt 3 năm do một bên mắt của cô bị mù.

Tuy nhiên bác sĩ cũng cho hay hiện tại đã quá muộn để có thể điều trị bằng cách nhỏ thuốc. Cô Petra buộc phải trải qua 2 lần phẫu thuật để loại bỏ ký sinh trùng.

Tuy nhiên cuối cùng, các bác sĩ vẫn không thể cứu vãn được mắt phải và buộc phải loại bỏ nó. “Khi tôi buộc phải bỏ mắt, đó là kết thúc cho suốt quãng thời gian đau đớn. Sau đó, tôi đã phải sống với một miếng che mắt vì không còn lựa chọn nào khác.” Cô Petra nói.

Sau 3 năm dùng miếng che, cô Petra mới đấy đã được lắp mắt giả, dù thị lực của cô vẫn yếu nhưng không cần phải dùng đến băng che mắt.

“Tôi không bao giờ nghĩ nước chảy ra từ vòi sen lại có thể gây cho tôi nhiều đau khổ như vậy. Bây giờ tôi đã có một bộ phận giả và có thể lấy lại được cuộc sống như trước.” Cô Petra hạnh phúc chia sẻ.

Hiện nay, cô đã được lắp mắt giả.

Tại sao bạn không nên đeo kính áp tròng khi tắm hay bơi lội?

Đeo kính áp tròng là sở thích và cũng là thói quen của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên các bác sĩ luôn cảnh báo bạn không nên đeo kính áp tròng khi tắm hay bơi lội và nếu trót làm điều đó thì bạn nên vứt chúng ngay lập tức.

Bơi việc này có thể khiến một người có nguy cơ cao sẽ bị mù. Acerhamoeba keratitis (AK) là loại ký sinh trùng có thể tìm thấy trong nước trên thế giới, gây viêm nhiễm giác mạc. Loài ký sinh trùng này có thể xuyên qua nhãn cầu, gây mất thị lực toàn bộ chỉ trong vài tuần.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhãn khoa Anh cho biết, một phân tích về tất cả các sự cố được ghi nhận trong 18 năm qua cho thấy 86% bệnh nhân mắc ký sinh trùng này đều đã bơi khi vẫn đeo kính áp tròng.

Kính áp tròng có thể tạo ra các vết trầy xước nhỏ trong mắt, giúp cho ký sinh trùng AK dễ dàng gắn vào mắt khi tiếp xúc với nước.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên rửa kính áp tròng bằng nước máy. AK có thể có mặt ở tất cả các dạng nước, bao gồm hồ, đại dương, sông, hồ bơi, bồn tắm nước nóng và thậm chí cả vòi sen. Nó cũng có thể được tìm thấy trong nước máy và đất.

Mặc dù AK nói chung là vô hại đối với con người nhưng cơn đau do nhiễm trùng giác mạc có thể cực kỳ đau đớn.

Theo Hoàng Dương/Khám Phá