Cô Lâm 45 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc), bị chảy máu cam và mỗi tháng đến kinh nguyệt cô đều rất đau đớn, khó chịu. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói cô Lâm bị bệnh phụ khoa. Thật kỳ lạ, tại sao chảy máu cam lại liên quan đến bệnh phụ khoa?
Bác sĩ Đỗ Quân Cường, phó Khoa Phụ sản Bệnh viện Nhân dân thành phố Đông Dương giải thích về vấn đề này.
Trường hợp của cô Lâm là bị bệnh >lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung xảy ra khá phổ biến với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng bệnh cụ thể như sau: Khi bị bệnh, các tế bào ở lớp lót mặt trong của thành tử cung (nội mạc) hình thành và bong tróc ra hàng tháng vào mỗi kì kinh nguyệt.
Nếu lớp nội mạc này chỉ nằm trong tử cung sẽ không gây hại. Tuy nhiên, khi chúng hình thành và phát triển ở các khu vực khác của vùng chậu sẽ gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Lớp nội mạc này có thể xuất hiện ở buồng trứng, ruột, bàng quang, cổ tử cung, âm đạo và vòi trứng, thậm chí ở cánh tay, đùi và các bộ phận khác.
Khi nó xuất hiện ở xoang mũi, mỗi tháng cũng giống như nội mạc bình thường trong tử cũng sẽ chảy máu, đây cũng chính là nguyên nhân chảy máu mũi dẫn đến bị >bệnh phụ khoa. Cô Lâm cũng chính là nội mạc tử cung chạy đến khoang mũi, dẫn đến bị chảy máu cam hàng tháng.
Mặc dù lạc nội mạc tử cung không phải là khối u, nhưng nó có đặc điểm xâm lấn cục bộ, và gây bệnh rộng khắp, dẫn đến xuất hiện các vấn đề ở các cơ quan khác, và có đặc điểm gây bệnh tương tự như ung thư. Nó được gọi là một loại phụ khoa "ung thư lành tính".
Có bốn loại tín hiệu cần chú ý bệnh lạc nội mạc tử cung
Đau bụng kinh: Các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh lạc nội mạc tử cung là đau bụng kinh bất thường trước hoặc sau khi hành kinh, nhưng đây cũng là cảnh báo dễ bị bỏ qua nhất. Bởi vì nhiều phụ nữ nghĩ rằng đau bụng kinh mỗi tháng là chuyện bình thường và chịu đựng mà không cần chú ý nhiều. Nhưng mọi người không biết loại đau này khác xa so với đau bụng hành kinh.
Rối loạn kinh nguyệt: Một triệu chứng điển hình khác của lạc nội mạc tử cung là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như đau đớn, chu kỳ kéo dài và ra máu nhiều. Nếu bạn thấy >chu kỳ kinh nguyệt của mình không ổn định, lượng kinh thất thường thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Phụ nữ đau bụng khi quan hệ cũng là một trong những dấu hiệu cần cảnh báo bị lạc nội mạc tử cung.
Máu kinh nguyệt trong phân, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu: Tổ chức nội mạc tử cung ở xa, không những xuất hiện ở tử cung, ống dẫn trứng, vách ngăn âm đạo trực tràng, buồng trứng, mà còn ở cả ruột thừa, bàng quang, trực tràng, do đó sẽ có máu trong phân, đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu ra máu,…
Đau trong khi quan hệ: Xuất hiện hiện tượng đau khi giao hợp, đau khi có khoái cảm lên đến đỉnh điểm.
Bệnh lạc nội mạc tử cung gần một nửa tỉ lệ dẫn đến vô sinh
Tỷ lệ vô sinh ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung cao tới 40%. Điều này là do bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những thay đổi môi trường trong khoang chậu, có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, dẫn đến khó rụng trứng, có thể gây ra độ bám dính của ống dẫn trứng, gây ra vấn đề trong vận chuyển trứng thụ tinh. Bình thường bệnh nhân được tiếp nhận vào bệnh viện, có bộ phận lớn chính là sau khi kiểm tra mới phát hiện vô sinh.
Cách điều trị lạc nội mạc tử cung
Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung cần phải dựa trên độ tuổi, vị trí và phạm vi để lựa chọn cách điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị bằng cách dùng thuốc, điều trị bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật lạc nội mac tử cung được lựa chọn để giúp loại bỏ những triệu chứng khó chịu đồng thời cải thiện khả năng thụ thai. Nếu lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và trung bình, phẫu thuật nội soi có thể được áp dụng.
Theo đó bác sĩ sẽ tạo một vài vết rạch nhỏ ở bụng dưới để đưa ống nội soi (có gắn camera và nguồn sáng) và dụng cụ phẫu thuật vào vị trí cần xử lý để bóc tách ổ lạc tử cung, gỡ dính các cơ quan xung quanh, loại bỏ các mô sẹo. Trong trường hợp nặng, lạc nội mạc tử cung sâu, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hai buồng trứng để điều trị triệt để.
Ngoài hệ thống sinh sản nữ, lạc nội mạc tử cung trong bàng quang, niệu quản và ruột là tương đối phổ biến, phẫu thuật nội mạc tử cung ở những khu vực này, có thể được giải quyết bởi các bác sĩ trong khoa tiết niệu và khoa hậu môn – trực tràng.
Làm thế nào để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung?
Để sớm phát hiện bệnh, phụ nữ từ tuổi 25 trở đi nên có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ sáu tháng một lần, theo dõi chặt chẽ chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu thấy có hiện tượng đau bụng quá nhiều trong lúc hành kinh, khi gần gũi vợ chồng thường có cảm giác đau thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra sớm.
Phụ nữ luôn giữ gìn chăm sóc vùng kín sạch sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung
Vệ sinh, giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm. Không lạm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.