Theo thống kê, có hơn 70% bệnh nhân mắc ung thư vì những nguyên nhân tưởng chừng vô hại. Vì thế, nếu không muốn sức khỏe bị tàn phá, hãy bỏ ngay 7 thói quen ăn uống "ngàn năm" của người Việt này.
Không phải đậu nành lúc nào cũng tốt cho cơ thể, theo kết quả nghiên cứu mới đây, việc ăn quá nhiều đậu nành sẽ khiến cơ thế khó hấp thụ được lượng sắt gây bệnh thiếu máu, thiết sắt. Nếu tình trạng này kéo dài rất dễ gây nên các tình trạng chóng mặt, mệt mỏi...
Chế độ ăn uống có hại là ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn ít rau xanh và trái cây
Bên cạnh đó, hàm lượng methionine có trong đậu nành quá lớn khi đưa vào cơ thể nó sẽ biến đổi thành các homocysteine gây hại đến các tế bào thành động mạch, tăng nguy cơ gây xơ cứng động mạch.
Dùng dầu thực vật quá nhiều là thói quen ăn uống có hại làm tăng nguy cơ gây ung thư
Nếu ăn dầu thực vật quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Đặc biệt, khi dùng dầu thực vật để nấu nướng, chiên rán thì sẽ có nguy cơ chuyển hóa thành các thành phần gây hại cho >sức khỏe. Thậm chí nó có thể gây rối loạn cấu trúc tế bào, đột biến gen...
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Trần Đáng Chủ tịch Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP-Bộ Y nhấn mạnh, đó chỉ là những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không phải sử dụng dầu ăn thì chắc chắn sẽ gây bệnh. Do đó, người dân không nên bài xích dầu thực vật mà vấn đề là cần biết cách lựa chọn và sử dụng dầu ăn một cách hợp lý. Không nên dùng dầu ăn quá nhiều trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tỷ lệ chính xác giữa dầu thực vật và dầu động vật nên được 1- 0,3.
Theo kết quả mới đây của Bộ Y Tế, có tới 57% người trưởng thành ăn rau xanh và trái cây quá ít so với khuyến nghị của WHO. Thường tỉ lệ này gặp ở nam nhiều hơn nữ. Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.