Ngày nay, mọi người có thể hay nghe thấy từ “máu đặc”, có nghĩa là máu có độ nhớt cao hay còn gọi là hội chứng tăng độ nhớt máu. Nguyên nhân dẫn đến máu đặc, thường liên quan đến cảm xúc, thói quen, tuổi tác, và thành phần trong máu thay đổi.

06:23 11/11/2019

Hội chứng tăng độ nhớt máu là gì?

Hội chứng tăng độ nhớt máu là một tình trạng làm cho máu không thể chảy tự do qua các động mạch. Độ nhớt của máu tăng, hồng cầu bị cô đặc, dễ hình thành cục máu đông, nguyên nhân hàng đầu gây >đột quỵ. 

Trong hội chứng này, tắc nghẽn động mạch có thể xảy ra do quá nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc protein trong máu. Bệnh cũng có thể xảy ra khi hồng cầu có hình dạng bất thường, ví dụ như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Tăng độ nhớt máu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng do giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim, ruột, thận và não. Ở người lớn, hội chứng này có thể gặp cùng với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ; hoặc xuất hiện cùng các bệnh ung thư máu như ung thư hạch và bệnh bạch cầu.

Bác sĩ cảnh báo trong khi ngủ có 4 triệu chứng này chứng tỏ máu có độ nhớt tương đối cao

1. Trong khi ngủ bị đánh thức vì sự ngột ngạt

Sau khi phổi bị huyết khối do máu đặc dính, khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể bị ảnh hưởng, tim sẽ tăng lượng vận động để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Nhưng đồng thời, khi tim hoạt động ở mức quá cao, con người sẽ sản sinh ra triệu chứng như tức ngực, cơ thể bị đánh thức vì ngột ngạt.

2. Tay chân lạnh

Nếu mọi người khi ngủ, thường cảm thấy chân tay lạnh, như vậy cần phải chú ý. Cơ thể con người khi ngủ dù đắp chăn rất ấm áp, nhưng ở trong môi trường ấm áp mà tay chân vẫn tương đối lạnh chứng tỏ tuần hoàn máu không được lưu thông, rất có khả năng đã bị tắc mạch.

3. Sau khi thức dậy thị lực bị suy giảm

Một số người sau khi thức dậy, phát hiện thị lực của bản thân bị suy giảm, nhìn mọi thứ tương đối mờ. Thực tế, điều này là do máu không cung cấp đủ cho mắt. Lý do khiến phần mắt không được cung cấp đủ máu, chính là do nguyên nhân máu đặc. Thông thường các triệu chứng không nghiêm trọng, sẽ dần dần hồi phục, nhưng nếu thời gian dài không hồi phục, còn có triệu chứng buồn nôn, điều này rất có khả năng các mạch máu não bị tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến thị lực.

4. Người già ngủ sẽ chảy nước dãi

Ngủ chảy nước dãi, nhiều người có thể cảm thấy bình thường nhưng không phải vậy. Trẻ em chảy nước dãi vì khả năng kiểm soát của chúng chưa hoàn toàn phát triển. Nhưng nếu người già chảy nước dãi, có khả năng lớn là các mạch máu trong não bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông, ảnh hưởng đến sự kiểm soát của các dây thần kinh trên các mô, cuối cùng dẫn đến hiện tượng chảy nước dãi.

Làm thế nào để đối phó với >hội chứng tăng độ nhớt máu

Trên thực tế, đối mặt với vấn đề máu đặc, chúng ta không cần quá lo lắng, sự hình thành máu đặc không phải là trong thời gian ngắn và khả năng phục hồi trong thời gian ngắn cũng rất nhỏ. Vì vậy phương pháp đối phó chính xác với tình trạng máu đặc chính là cần phải có một kế hoặc lâu dài. Trước hết, người bệnh cần phải hiểu hoàn toàn về tình trạng của cơ thể, tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về bệnh, cũng chính là hiểu về >sức khỏe của bản thân. Tích cực tham gia điều trị bệnh.

Tiếp theo, người bệnh cũng cần phải nuôi dưỡng thói quen sống tốt, ăn uống lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục. Cuối cùng, một khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng khó chịu, thì cần phải kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Theo Hà Vũ/Vietnamnet