Không phải ai cũng uống được nước dừa và cũng không phải thời điểm nào bạn cũng có thể 'nạp' nước dừa vào người. Việc uống quá nhiều nước dừa hay phụ nữ có thai sử dụng có thể gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể đâu.

Yến Nhi (t/h) 12:29 29/11/2022

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Trong quá trình mang thai sắp sinh nở, phụ nữ thường uống nước dừa trong thai kỳ để con sinh ra trắng trẻo, khỏe mạnh. Nhưng, do hàm lượng nước dứa chứa hàm lượng chất béo cao, gây khó tiêu, nên không hề phu hợp với những phụ nữ đang trong thời kỳ đầu thai kỳ.

Bên cạnh đó, nước dừa có tính giải nhiệt, làm mát, gây mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu bạn uống vào 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ gây lạnh bụng, sảy thai ảnh hưởng không tốt tới mẹ và bé.

Không uống khi đi nắng về

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.

Ảnh minh họa: Internet

Không nên uống nước dừa vào buổi tối

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá).

Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.

Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).

Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa

Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.

Ảnh minh họa: Internet

Không nên lạm dụng nước dừa

Lưu ý đầu tiên khi uống nước dừa là bạn không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày), trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên dùng hạn chế, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh bởi nó nguy hiểm đến tính mạng.

Còn đối với người chưa có bệnh gì trầm trọng, nhưng nếu lạm dụng nhiều nước dừa mỗi ngày, cơ thể tự nhiên sinh ra những bệnh mà trước kia họ không hề có. Ví dụ:như bệnh mắt (như cườm mắt) bệnh nhức đầu kinh niên, bệnh thấp khớp, tim to, tim thòng,tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp, mỏi mệt gân cốt,mau mệt,trĩ, lòi dom, sa dịch hoàn, dẽ bị xuất huyết nội, loãng máu, u sầu, chán đời, suy nhược thần kinh…

Yến Nhi (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe