Kết quả kiểm tra phát hiện cô Tiên có nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe gồm bệnh huyết áp cao, đường huyết cao, được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp cô Tiên (20 tuổi) sống tại Đài Loan.
Cô Tiên có trọng lượng cơ thể lên tới 100kg, đi tiểu thấy hiện tượng nổi bong bóng nên đến bệnh viện khám vì lo ngại mắc bệnh Protein niệu. Kết quả kiểm tra phát hiện cô Tiên có nhiều vấn đề nghiêm trọng về >sức khỏe gồm bệnh huyết áp cao, đường huyết cao, được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa .
Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết, ngay từ thời trung học, cô Tiên có cân nặng 50 - 60kg, nhưng sau đó, do thói quen uống trà sữa mỗi ngày từ 1 - 2 ly khiến cô Tiên có dấu hiệu nghiện đường và cân nặng tăng vọt. Mỗi ngày, nếu cô Tiên không uống trà sữa sẽ cảm thấy toàn thân bủn rủn và không thể tập trung.
Cô Tiên mắc hội chứng chuyển hóa nên được bác sĩ Hồng Vĩnh Tường khuyên nên tích cực giảm cân nhưng kết quả không mấy khả quan. Cho đến ngày tái khám, cô Tiên tiết lộ dạo gần đây kích cỡ ngực tăng từ cup B thành cup D, điều này khiến bác sĩ sốc bởi điều này được xem là tình trạng bất thường. Cô Tiên được chuyển sang khoa ngoại chụp X - quang ngực, và kết quả chẩn đoán là cô Tiên mắc thêm căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cho biết: "Bệnh nhân thuộc nhóm người thừa cân, ung thư vú và thừa cân thường liên quan với nhau. Sau này, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và phải tiến hành chạy thận nhân tạo. Lo lắng bệnh nhân sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nên tôi đã khuyên cô ấy thảo luận với bác sĩ khoa ngoại để tiến hành phẫu thuật thắt dạ dày điều trị béo phì. Sau nửa năm, bệnh nhân đã giảm 50kg và biến chứng về sức khỏe đã giảm". Bác sĩ khuyên nhủ, nếu bạn không thể giảm cân sau khi tập luyện và kiểm soát thói quen ăn uống, BMI >35 thì nên cân nhắc phẫu thuật thắt dạ dày điều trị béo phì, bởi điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Bác sĩ Trần Hiền Điển, khoa ngoại, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, khuyến cáo mọi người cần tiến hành kiểm tra ngực, nếu phát hiện khối u kì lạ thì không được xem nhẹ. Khối u lành tính thường sẽ có hình dạng tròn hoặc hình oval, góc cạnh rõ ràng. Nếu khối u có hình thù kì lạ, góc cạnh không rõ ràng thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu khối u phát triển kích thước lớn trong vòng 3 - 6 tháng thì nên đặc biệt lưu ý, thông thường khối u lành tính có kích thước nhỏ, nếu khối u vượt quá 2 - 3cm sẽ có nguy cơ biến chứng ác tính.
Hội chứng chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh, bao gồm:
- Tình trạng béo bụng.
- Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch).
- Tăng huyết áp.
- Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả).
- Tình trạng tiền đông máu như tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu.
- Tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu).
Phòng chống hội chứng chuyển hóa
Thể dục đều đặn 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ. Đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
Giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 – 22,9kg/m2).
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt. Ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
Ngừng hút thuốc lá, thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.