Nếu mắt đỏ lên sau vài ly rượu, bạn không hề cô đơn, bởi nhiều người cũng gặp phải tình trạng này.
Thuật ngữ được dùng cho tình trạng này là phản ứng xả cồn. Khi bạn tiêu thụ nhiều thức uống có cồn như rượu bia, nồng độ cồn cao trong máu sẽ làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong khắp cơ thể. Khi đó, lượng máu chảy qua những mạch máu này tăng lên, kết hợp với sự giãn mạch khiến chúng trở nên dễ nhìn thấy.
Đặc biệt, tròng trắng mắt có màu sắc tương phản với sắc đỏ của máu, nên bạn sẽ dễ dàng thấy tròng mắt chuyển sang màu đỏ ngầu. Bạn càng uống nhiều bia rượu, những mạch máu này càng đỏ và dễ thấy.
Theo Healthline, những người có phản ứng xả cồn khi >uống rượu bia có thể có một phiên bản lỗi của gen aldehyd dehydrogenase 2 (ALDH2). ALDH2 là một enzyme trong cơ thể giúp phá vỡ một chất trong rượu gọi là acetaldehyde. Các nhà khoa học ước tính rằng có ít nhất 540 triệu người trên toàn thế giới bị thiếu hụt ALDH2, trong số đó có khoảng 80% là người châu Á.
Mắt đỏ lên khi uống rượu bia là tín hiệu tốt, báo hiệu cho bạn biết đã đến lúc ngừng uống để bảo vệ >sức khỏe.
Rượu có tác dụng thay đổi thị lực ngắn hạn, nhưng tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Lạm dụng rượu lâu dài và sử dụng quá mức trong thời gian ngắn đều có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn do ảnh hưởng trực tiếp của rượu lên các dây thần kinh thị giác. Giảm thị lực độc hại là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng mất thị lực vĩnh viễn và mù lòa do rượu, theo The Independent.
Cách cơ thể bạn phản ứng với rượu phụ thuộc vào lượng tiêu thụ và ngưỡng chịu đựng, rất có thể bạn sẽ gặp một số triệu chứng như chóng mặt và mờ mắt. Những triệu chứng này sẽ dừng lại ngay nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều rượu. Khi thường xuyên uống một lượng lớn rượu, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thay đổi thị lực, thậm chí là gây tổn thương vĩnh viễn.