Đây là hạt của một loại cây được trồng nhiều ở Đà Lạt. Loại hạt này có nhiều lợi ích sức khỏe như giảm cholesterol, tốt cho đường huyết và trí não, hỗ trợ giảm cân...
Hạt thông là hạt được lấy từ quả thông.
Hạt thông là một món ăn nhẹ bổ dưỡng có thể được dùng để ăn sống hoặc ăn sau khi rang. Ngoài ra, >hạt thông có thể được thêm vào các món salad hoặc các loại nước sốt.
Thành phần >dinh dưỡng của hạt thông bao gồm protein, chất xơ, axit béo không bão hòa và các chất dinh dưỡng khác như vitamin E, vitamin K, đồng, sắt, magie và mangan.
Cây thông được trồng chủ yếu ở các khu vực của Bắc bán cầu như châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, cây thông được phân bố đều ở Bắc bộ và Tây nguyên.
Các yếu tố như giống cây, môi trường sống... cũng góp phần vào sự thay đổi hình dạng và thành phần dinh dưỡng của hạt thông. Đặc biệt, hạt thông châu Á có kích thước ngắn, trong khi các giống thông châu Âu lại dài và mỏng.
Hạt thông thường nhỏ, hình giọt nước, có vị ngọt và một mức giá khá cao do thời gian và công sức thu hoạch khá lâu.
Có thể mất đến 25 năm để cây thông bắt đầu ra hạt ăn được. Hạt thông cần được loại bỏ lớp vỏ trước khi tiêu thụ.
Dưới đây là 4 lợi ích >sức khỏe cũng như lưu ý khi dùng hạt thông.
Mức độ cholesterol xấu trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Axit pinolenic là một axit béo không bão hòa đa được tìm thấy trong dầu hạt thông. Axit pinolenic có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu. Các nghiên cứu trên chuột đã cho thấy axit pinolenic giúp gan hấp thụ và chuyển hóa nhiều cholesterol xấu hơn.
Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận lợi ích này.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ chiết xuất hạt thông có thể góp phần làm giảm mức đường huyết lúc đói.
Việc thay thế thực phẩm giàu carb bằng chất béo không bão hòa (chẳng hạn như chất béo có trong hạt thông) có thể có lợi đối với đường huyết.
Trong một đánh giá năm 2014, các nhà khoa học đã phân tích nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc tiêu thụ hạt từ nhiều loại cây đối với các chỉ số báo hiệu bệnh tiểu đường ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Họ kết luận rằng trung bình ăn 56 gram hạt cây mỗi ngày trong 8 tuần góp phần cải thiện mức đường huyết lúc đói và độ nhạy insulin.
Các nghiên cứu này đã xem xét nhiều loại hạt cây, không gì riêng hạt thông, nhưng hạt thông cung cấp chất béo không bão hòa và một số protein và chất xơ. Do đó, chúng có thể có tác dụng tương tự như các loại hạt khác.
Ngoài ra, 28 gram hạt thông cung cấp 109% giá trị hàng ngày khoáng chất mangan, điều này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu với hơn 10.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ lượng mangan cao hơn mức vừa đủ (4,5 mg/ngày) có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.
Hơn nữa, hạt thông cung cấp polyphenol hoặc các hợp chất phenolic, hoạt động như những chất chống oxy hóa với nhiều lợi ích tăng cường sức khỏe.
Các hợp chất phenolic được tìm thấy trong hạt thông có thể giúp giảm các gốc oxy hóa hoạt động (ROS) trong cơ thể và do đó có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, điều này dựa trên các nghiên cứu trên động vật và các nghiên cứu trên người vẫn còn hạn chế.
Ngoài các hợp chất phenolic thì mangan cũng làm giảm ROS - yếu tố góp phần kích hoạt các quá trình dẫn đến sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu cách thức các hợp chất mangan và phenolic hoạt động giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hạt thông có chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, tất cả đều giúp cơ thể no lâu hơn.
Mặc dù các loại hạt là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao nhưng chúng không góp phần làm tăng cân. Chọn các loại hạt cho bữa ăn nhẹ thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp giảm cảm giác đói.
Các axit béo được tìm thấy trong hạt thông cũng có liên quan đến việc duy trì cân nặng hợp lý.
Omega-3 là axit béo thiết yếu mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Có ba loại omega-3 bao gồm axit alpha linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
EPA và DHA hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe não bộ bằng cách góp phần làm chậm quá trình suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và các triệu chứng trầm cảm.
Tuy nhiên, nhiều người chưa tiêu thụ đủ lượng omega-3 khuyến nghị.
Hạt thông là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào với 31,4 mg trong 28 gram. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lượng omega-3 khuyến nghị hàng ngày cho người lớn là 1,1 gram đối với nữ và 1,6 gram đối với nam.
Loại omega-3 trong hạt thông là ALA, nhưng cơ thể phải chuyển đổi thành các dạng dễ hấp thu hơn như EPA và DHA.
Bạn vẫn có thể tăng lượng tiêu thụ omega-3 của mình bằng cách rắc một ít hạt thông lên pasta hoặc bánh mì nướng bơ.
Cùng với nhiều lợi ích sức khỏe, hạt thông cũng có một số nguy cơ tiềm ẩn đối với một số người.
Mặc dù không phổ biến nhưng một số người có thể bị sốc phản vệ hoặc dị ứng với hạt thông, có nghĩa là hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức khi ăn hạt thông.
Hội chứng ‘miệng quả thông’ là một tình trạng tạm thời có thể xảy ra ở một số người sau khi ăn hạt thông, đặc trưng bởi vị kim loại hoặc vị đắng trong miệng.
Trường hợp ‘miệng quả thông’ đầu tiên được báo cáo là vào năm 2001. Các triệu chứng bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài đến 2 tuần.
Nguyên nhân cơ bản của hội chứng này không được giải thích rõ ràng.
Do đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu có dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn hạt thông.
Nguồn: Healthline