Là một trong số những nguồn thực phẩm phổ biến, củ cải trắng được xếp vào nhóm rau củ ít calo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên.
Là một trong số những nguồn thực phẩm phổ biến, >củ cải trắng được xếp vào nhóm rau củ ít calo nhưng có hàm lượng >dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Theo ước tính từ các nhà dinh dưỡng, 338 gram củ cải tươi chứa các chất dinh dưỡng sau đây:
Calo: 61
Carbs: 14 gram
Protein: 2 gram
Chất xơ: 5 gram
Vitamin C: 124% DV
Axit folic (vitamin B9): 24% DV
Canxi: 9% của DV
Magiê: 14% của DV
Kali: 22% DV
Đồng: 19% của DV
*DV (daily value): nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị hằng ngày.
Bên cạnh đó, ăn củ cải trắng sẽ tiêu thụ thêm một lượng glucose, fructose, saccharose, Vitamin A, B, folate, choline... Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc.
Củ cải trắng giàu vitamin A, C, canxi, acid folic và các chất chống oxy hóa... mang lại nhiều lợi ích cho >sức khỏe như: Ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, bảo vệ gan, tốt cho não bộ, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, ngăn ngừa lão hóa cho làn da, kháng viêm và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ
Như bao nguồn thực vật giàu chất xơ khác, củ cải trắng có tính nhuận tràng, tăng cường hoạt động của ruột. Với thành phần lignin (phân tử có cấu trúc carbohydrate không hòa tan, khó tiêu), khi ăn củ cải trắng sẽ tạo điều kiện cho hệ thống tiêu hóa giữ nước và giảm bớt táo bón, một trong những nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Hơn nữa, củ cải trắng còn có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất mật- một trong những yếu tố quan trọng nhất để hệ tiêu hóa và làm việc một cách hiệu quả nhất.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Củ cải trắng rất giàu vitamin C, axit folic, dầu cải, glycosid và anthocyanin cùng các hoạt chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay, đặc biệt là ung thư ruột kết, thận, ruột, dạ dày và ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C rất cao trong củ cải trắng giúp cơ thể chống lại tác động xấu của vi-rút; phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm
Phòng ngừa bệnh thiếu máu, tốt cho não bộ
Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải trắng giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp tiểu phần hemoglobin trong máu. Lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Không chỉ có vậy, một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra lượng nitrat cao trong củ cải trắng có thể làm tăng lượng máu đến não, cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.
Củ cải trắng với một số loại trái cây
Không nên ăn củ cải trắng với cam bởi flanovoid trong cam có thể phản ứng hóa học với thiosulfate trong củ cải tạo ra một lượng lớn thiocyanate. Chất này làm giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Bên cạnh đó cũng không nên ăn củ cải trắng với các loại trái cây như lê, táo, nho bởi có thể gây suy tuyến giáp nặng.
Củ cải trắng với nhân sâm
Củ cải trắng và nhân sâm đều rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu kết hợp cùng nhau sẽ khiến những lợi ích và giá trị dinh dưỡng của cả hai bị thuyên giảm. Chưa kể, củ cải có tác dụng hạ khí còn nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu nhau.
Củ cải trắng với nấm, mộc nhĩ
Củ cải trắng chế biến với nấm hoặc mộc nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Trong một số trường hợp, nó còn khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và tổn thương lá lách.
Củ cải trắng với cà rốt
Trong cà rốt chứa enzym gọi là axit ascorbic có khả năng phân giải lượng vitamin C dồi dào có trong củ cải trắng. Vì vậy không nên kết hợp hai thực phẩm này cùng lúc vì sẽ làm mất đi lợi ích của củ cải.