Bạn là người luôn chú trọng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạn luôn thắc mắc lấy cao răng có tốt không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cụ thể
Lấy cao răng có tốt không là câu hỏi thường gặp dù bạn đã từng lấy cao răng hay chưa bao giờ sử dụng phương pháp này trước đây? Cái răng cái tóc là góc con người, sự tươi tắn và chỉn chu của khuôn miệng luôn để lại những ấn tượng rất sâu đậm cho người đối diện. Để chăm sóc tốt nhất, chủ động nhất chúng ta cần tìm hiểu những thông tin cụ thể sau.
Cao răng là một chất lắng cặn cứng của các muối vô cơ gồm Canxi Carbonat và Phosphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới bờ lợi (còn gọi là vôi răng).
Cao răng có hai loại: Cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Ảnh minh họa: Internet
Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm sẽ trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng. Chính vì vậy chúng ta thường cần đến sự hỗ trợ của nha sĩ và các thiết bị, công cụ chuyên dụng để thực hiện việc lấy cao răng.
Việc thăm khám giúp bác sĩ xác định mức độ và tình trạng cao răng, tư vấn phương pháp lấy cao răng thực hiện ra sao. Đồng thời nếu có bất cứ bệnh lý răng miệng nào, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị.
Bằng việc sử dụng những khí cụ hiện đại đặc biệt, tác dụng phá vỡ mảng bám và sự viêm nhiễm chung quanh thân răng. Lấy cao răng là quy trình được ghi nhận như là một việc làm sạch triệt để cho vùng răng dưới nướu.
- Đầu tiên bề mặt răng được chà sạch để loại bỏ mảng bám và vôi đã bám cứng trên răng. Các phòng khám nha khoa hiện nay đều được đầu tư máy móc hiện đại để có thể lấy cao răng. Phương pháp hiện đang được dùng ở các phòng nha là lấy vôi bằng máy siêu âm. Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp loại bỏ cao răng một cách triệt để nhưng không gây đau nhức cho bệnh nhân.
- Sau đó sẽ tới phần thân răng nằm sâu dưới nướu cũng được làm sạch và nhẵn bóng. Điều đó góp phần loại bỏ được những mảng bám nào bất kể là cứng nhất một cách dễ dàng.
- Bước cuối cùng là dùng một chổi đánh bóng và chất đánh bóng, sử dụng để làm bóng nhẵn mặt trong cũng như mặt ngoài của răng.Tiêu chí của việc đánh bóng bề mặt răng sẽ làm cho bề mặt này mịn màng và giúp ngăn trở, giảm thiểu sự tích tụ mãng bám trên mặt răng dễ gây nên các bệnh về răng miệng.
Việc chữa trị bằng phương thức này giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với việc đánh răng thông thường. Ngoài ra nguyên lý làm sạch răng đó sẽ không có xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào lên bề mặt răng ngoài trừ việc đánh bóng răng nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng hay men răng.
Một chiếc răng được rửa sạch và nhẵn, đảm bảo cho răng, nướu chắc, khoẻ sẽ là cách hay nhất giúp hạn chế tối đa việc chảy máu chân răng, sưng nướu, tụt nướu,tiêu xương giảm bớt sự khó chịu do chứng viêm nướu, ngăn ngừa việc mất răng và tiêu xương.Tạo ra một nụ cười tự tin và đẹp hơn.
- Những mảng bám sẽ được loại bỏ, làm cho răng miệng có một cảm giác thoải mái, dễ chịu,…
- Đánh bay tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở của bạn thơm mát.
- Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên chú trọng trong việc >chăm sóc răng miệng. Và không nên đi lấy cao răng quá thường xuyên bởi tác động của sóng siêu âm đến răng quá nhiều sẽ dễ dẫn đến việc răng bị kích thích, gây ê buốt khó chịu, ảnh hưởng đến >sức khỏe và hoạt động ăn uống.
Bạn nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ từ 4 - 6 tháng/ 1 lần, khi đó bác sỹ sẽ kiểm tra bạn có cần thiết phải lấy cao răng không cũng như để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng khác để duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất. Nhưng tốt nhất nên kỹ lưỡng trong quá trình vệ sinh răng miệng mỗi ngày, thăm khám định kỳ, không nên đợi có cao răng rồi mới đi lấy. Khi cao răng hình thành thì đã cũng dễ xuất hiện các tổn thương trong khoang miệng và dễ để lại hậu quả.
Sau khi lấy cao răng xong, men răng và nướu thường rất yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác động khác từ bên ngoài. Đó là lý do sau khi lấy cao răng, răng rất dễ bị ố vàng trở lại hay có cảm giác ê buốt. Bạn có thể hoạt động ăn uống bình thường nhưng nên lưu ý một số loại thực phẩm và đồ uống sau, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất từ quy trình lấy cao răng:
- Tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, làm tổn hại cho men răng.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá mềm và dính vì chúng dễ bám vào răng, khó vệ sinh, khiến các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, hình thành nên cao răng.
- Không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, nhiều axit như café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola…
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá vì răng lúc này càng dễ bị ám màu thuốc lá hơn bình thường, khiến răng dễ ố vàng.
- Với phụ nữ, tránh để cho son môi hoặc các chất tạo màu khác dính vào răng.
Lấy cao răng có tốt không? Và đặc biệt với cơ thể nhạy cảm của bà bầu thì sẽ thế nào? Như đã biết, trong thời kỳ mang thai, tình trạng cao răng tích tụ thường nặng và dày đặc hơn do những thay đổi của hoocmon. Nhưng nhiều mẹ bầu lại e ngại quá trình loại bỏ cao răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé nên không dám đi lấy cao răng như bình thường.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nha khoa việc lấy cao răng là hoàn toàn cần thiết với bất kỳ ai, ngay cả với bà bầu. Để đạt hiệu quả tốt nhất các phụ nữ mang thai nên tuân theo quy trình lấy cao răng như sau:
- Khi muốn lấy cao răng bà bầu nên hỏi rõ bác sĩ, xin tư vấn và đặc biệt phải thông báo tình trạng sức khỏe khi mang thai của mình để bác sĩ có thể biết chính xác bà bầu có nên lấy cao răng không trong trường hợp này.
- Bà bầu lưu ý tránh chụp phim răng, tránh biện pháp lấy cao răng gây chảy máu và viêm nhiễm không đảm bảo, chỉ dùng các loại thuốc dành riêng cho bà bầu.
- Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, thai còn yếu và đang phát triển các cơ quan trong cơ thể nên rất nhạy cảm. Vào 3 tháng cuối, thai nhi lớn, nặng nề, chèn ép làm bà bầu khó chịu, việc nằm ngồi đi lại lấy cao răng sẽ vất vả, nên đây là 2 thời điểm bạn nên tránh lấy cao răng.
- Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn thời gian lấy cao răng thích hợp để việc lấy cao răng diễn ra thuận lợi. 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4, 5, 6) là thời điểm tốt cho việc lấy cao răng, thai còn nhẹ, thời gian này thai khá ổn định, đủ khỏe mạnh và mẹ cũng dễ chịu khi lấy cao răng.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy thành phần cấu tạo đặc biệt trong dầu dừa có khả năng làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn streptococcus - một loại khuẩn hoạt động trong khoang miệng, là nguyên nhân chính gây sâu răng. Sự tác động của dầu dừa vào răng và trên toàn bộ khoang miệng không chỉ giúp làm trắng răng mà còn cuốn đi cao răng, những mảng bám, cặn thức ăn vẫn còn đọng lại ở kẽ răng và làm cho khoang miệng của bạn luôn được sạch sẽ. Tại các nước châu Âu thì việc sử dụng dầu dừa chăm sóc răng miệng khá phổ biến nhưng điều này còn rất xa lạ với các nước châu Á đặc biệt là tại Việt Nam.
Có 2 cách thực hiện lấy cao răng bằng dầu dừa:
Cách 1: Dùng dầu dừa và bột baking soda
Trộn chung bột baking soda và dầu dừa theo thỉ lệ 1:1 cho đến khi đặc sệt lại và sử dụng hỗn hợp này thay thế cho kem đánh răng. Bạn nên thực hiện cách này 2 ngày/ lần và duy trì liên tục sau 10 ngày bạn sẽ nhận được một kết quả bất ngờ và hàm răng cũng sẽ trắng hơn.
Chú ý rằng, không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều vì baking soda có tính tẩy, có thể làm mòn men răng, gây ê buốt răng và gây ra một số tác dụng phụ khác.
Cách 2: Sử dụng dầu dừa như là nước súc miệng vào buổi sáng và tối trước khi đánh răng, đây cũng là một cách chữa hôi miệng hiệu quả. Mỗi lần bạn nên súc miệng tầm 10 phút hoặc ngậm lâu hơn. Sau đó bạn nhổ ra và đánh răng bình thường. Tăng hiệu quả sử dụng bằng cách thường xuyên áp dụng cách này hàng ngày, bạn cũng nên bổ sung thêm tinh dầu bạc hà và đinh hương để tạo cảm giác dễ chịu, hơi thở thơm tho và chống ngừa sâu răng, viêm nướu.
Lấy cao răng có tốt không? Bạn hoàn toàn có câu trả lời chắc chắn cho mình khi đọc xong bài viết trên. Chúc các bạn duy trì được hàm răng khỏe đẹp mỗi ngày!