Các chuyên gia cho rằng, nếu ai duy trì 6 thói quen đơn giản dưới đây sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

05:20 16/01/2018

Một nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (ACC) đã khẳng định rằng, việc duy trì 6 thói quen lành mạnh dưới đây có thể làm giảm 75% nguy cơ mắc các >bệnh tim mạch.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Indiana. Theo đó, họ đã điều tra hơn 70.000 phụ nữ trong vòng 20 năm. Trong thời gian này, các nhà khoa học sẽ tiến hành đánh giá thói quen cuộc sống của đối tượng nghiên cứu định kỳ 2 năm một lần.

Các thói quen được tập trung nghiên cứu chủ yếu trên các phương diện như vận động, ăn uống, hút thuốc lá, uống rượu, kiểm soát cân nặng.

Kết quả cho thấy, những người sở hữu đủ 6 thói quen lành mạnh liên quan tới những phương diện trên có tỉ lệ mắc bệnh tim giảm 92%, nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao giảm đến 66%. Những thông số này ở nhóm người chỉ sở hữu 50% thói quen tốt cũng tương đối khả quan.

Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, hệ tim mạch đặc biệt yêu thích 6 thói quen lành mạnh bao gồm: Thường xuyên vận động, hạn chế ngồi, cai thuốc, hạn chế uống rượu, ăn nhiều rau củ và kiểm soát cân nặng.

Đối với kết quả nghiên cứu này, Chủ nhiệm khoa Nội Tim mạch thuộc Bệnh viện Bắc Kinh là bác sĩ Lưu Đức Bình chia sẻ thêm rằng. Mặc dù đây đều là những thói quen tốt, nhưng với mỗi đối tượng khác nhau lại có tần suất, cường độ áp dụng không giống nhau.

1. Mỗi tuần vận động 150 phút

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thành phố New Jersey (Mỹ) đã chỉ ra rằng, thói quen vận động 10 phút mỗi ngày có khả năng cải thiện >sức khỏe của hệ tim mạch một cách đáng kể.

Với người trưởng thành, mỗi tuần nên kiên trì vận động 5 ngày, thời gian tập luyện mỗi ngày ít nhất 30 phút, tổng cộng là 150 phút vận động cho 1 tuần.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến nghị người tập nên thường xuyên áp dụng các bài tập có lợi cho hệ tim mạch thuộc nhóm hô hấp hiếu khí (aerobic exercise) như chạy chậm, đi bộ, đạp xe,… và hạn chế các bài tập hô hấp kỵ khí (anaerobic exercise) không khoa học để tránh làm phản tác dụng.

Vậy làm thế nào để đảm bảo tập các bài tập hô hấp hiếu khí ở mức độ vừa phải? Chúng ta có thể dựa trên 4 tiêu chí sau: Lúc vận động tim đập nhanh nhưng không bị tức; lúc vận đông hô hấp cảm thấy thoải mái, không thở gấp; sau nửa giờ vận động chỉ hơi đổ mồ hôi, không mệt; ngày tiếp theo vận động không cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Những người mắc bệnh mỡ máu cao, huyết áp cao, đường huyết cao hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cần chú ý cường độ vận động.

Trước khi bắt đầu tập >luyện tập, nhóm người này nên nhờ người có chuyên môn tư vấn, từ đó căn cứ thể trạng của bản thân dựa trên các phương pháp như tính toán nhịp tim hoặc đo điện tâm đồ để ước tính cường độ vận động và tính an toàn để tránh xảy ra tình huống ngoài ý muốn.

2. Mỗi tuần không xem TV quá 7 tiếng

Ngồi một chỗ quá lâu lâu mà không vận động có thể gây ra nhiều chứng bệnh như làm giảm tuần hoàn máu, giảm lượng công tác tim mạch, lâu dần dẫn đến suy thoái chức năng tim mạch, gây ra các bệnh tim mạch như suy tim, xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, động mạch vành,...

Ngày nay, nguyên nhân chủ yếu khiến mọi người ngồi nhiều ít vận động là bởi vì sử dụng các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện thoại,… trong thời gian dài.

Trong khi đó, một nghiên cứu đã phát hiện, xem TV một tiếng mỗi ngày có thể tăng 7% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Người mỗi ngày xem TV quá 4 tiếng đồng hồ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 28%.

Chưa dừng lại ở đó, nếu quá trình trên lại có thêm "sự trợ giúp" của các đồ uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê hoặc rượu,… sẽ càng làm tăng gánh nặng của tim.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người cao tuổi chỉ nên xem TV khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày, đồng thời không nên uống đồ uống có khả năng gây kích thích cao.

3. Cai thuốc không bao giờ là muộn

Không chỉ gây tổn thương trực tiếp và nặng nề cho phổi, tác hại của hút thuốc đối với tim còn đặc biệt lâu dài và dai dẳng.

Nguyên nhân là bởi trong thuốc lá có chứa nicotin. Đây là chất có thế kích thích hệ thống dẫn truyền của tim khiến tim đập nhanh, tăng gánh nặng cho tim. Nguy hiểm hơn, nicotin còn có thể kích thích tuyến thượng thận giải phóng vật chất gây co thắt mạch máu, tắc động mạch, cơ tim bị thiếu dưỡng khí, dễ dẫn đến bệnh tim tái phát.

Nghiên cứu phát hiện, nhóm người hút thuốc có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần so với người bình thường, phụ nữ hút thuốc có tỉ lệ mắc bệnh tim tăng thêm 25%.

Năm 2014, Quỹ Tim mạch nước Anh nghiên cứu phát hiện, mỗi ngày chỉ cần hút một điếu thuốc, tỉ lệ mắc bệnh tim lại tăng gấp 3 lần. Các dữ liệu lâm sàng cũng cho thấy, trong tất cả các bệnh nhân động mạch vành, số người hút thuốc cao gấp 3.5 lần so với số người không hút thuốc.

Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà còn mang lại nhiều tác hại đối với những người xung quanh. Một nghiên cứu thực địa đã đưa ra kết quả, ở khu vực có người mỗi tuần hút thuốc 3 lần, mỗi lần nhả khói thuốc trong vòng 30 phút thì tỉ lệ người mắc bệnh tim tại khu vực đó sẽ tăng lên rõ rệt.

Vì vậy, cho dù là vì bản thân hay vì cộng đồng, việc cai thuốc vẫn luôn là cần thiết và chưa bao giờ là muộn.

4. Mỗi ngày uống không quá một cốc rượu

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chỉ 10 phút sau khi uống rượu, nồng độ ethanol trong máu sẽ tăng lên. Uống quá nhiều rượu sẽ dẫn đến suy yếu lực cơ tim, gây rối loạn tuần hoàn máu.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao những người nghiện rượu thường dễ mắc bệnh cơ tim, cơ tim nhão và chùng xuống, đồng thời thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như thở gấp, tim đập không đều, ho khan liên tục,…

Uống rượu quá nhiều sẽ gây hại trực tiếp cho gan, đồng thời còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Indiana khuyến cáo, mỗi người chỉ nên uống nhiều nhất 1 cốc rượu/ngày.

5. Mỗi người mỗi ngày 8 phần rau quả

Một chế độ >dinh dưỡng lành mạnh là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, ngũ cốc; ít ăn các thực phẩm nhiều đường, mỡ, dầu như thịt, đường,…

Đại học Havard đã khảo sát hơn 7000 y tá và phát hiện tỉ lệ mắc bệnh động mạch vành ở phụ nữ giữ thói quen ẩm thực giàu chất xơ giảm xuống rõ rệt. Theo đó, mỗi ngày hấp thụ thêm 5g lượng chất xơ có thể có thể giảm gần 40% tỉ lệ mắc bệnh tim và bệnh động mạch vành.

Các chuyên gia đề nghị, mọi người tốt nhất nên ăn khoảng 8, 9 phần rau quả mỗi ngày, một phần rau ước chừng nửa bát, một phần quả khoảng bằng nắm tay.

6. Chỉ số cân nặng (BMI) kiểm soát ở mức từ 18 đến 25

Tình trạng thừa cân sẽ làm gia tăng gánh nặng cho tim, có thể dẫn đến tim to bất thường, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đặc biệt, béo phì phát sinh càng sớm càng có nhiều tác hại hại đối với tim.

Năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu Tim phổi Quốc gia tại Anh đã tiến hành phỏng vấn hơn 1600 nam nữ và đưa ra kết luận, so với những người 60 tuổi mới bắt đầu béo phì thì những người từ 20 tuổi đã béo phì sau khi về già thể tích tim tăng lên 7%, độ dày thành mạch tim cũng tăng lên, mà hai nhân tố trên đều là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

Nếu tiếp tục không cải thiện tình trạng thể trọng vượt quá chỉ tiêu thì tim mạch tổn thương sẽ càng nghiêm trọng. Các chuyên gia nước Mỹ nhắc nhở, để bảo vệ trái tim một cách toàn diện, chỉ số BMI của người trưởng thành nên duy trì trong mức 18.5 – 24.9.

Theo Trần Quỳnh/Afamily/Trí Thức Trẻ