Nếu bạn có thói quen ăn bột yến mạch như một thói quen vào buổi sáng, có lẽ bạn tự hỏi liệu nó có giúp ích hay giảm nguy cơ bị bệnh gút hay không. Hãy tiếp tục tìm hiểu để xem tác dụng thực sự của yến mạch đối với bệnh gút.
Bệnh >gút là một dạng của bệnh viêm khớp xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong máu. Bạn có thể cảm thấy đau dữ dội hoặc đau đột ngột ở ngón chân cái và trong trường hợp nghiêm trọng như viêm khớp mãn tính, bạn có thể nhìn thấy cục u xung quanh khớp.
Các bác sĩ cho biết rằng chế độ ăn uống có liên quan rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh gút. Việc tránh tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều hợp chất hóa học purin có thể giúp giảm sự bùng phát của căn bệnh này.
Có nên ăn bột yến mạch khi bị bệnh gút?
Bột yến mạch là một thực phẩm giàu chất xơ và khá lý tưởng để ăn kèm với các thực phẩm lành mạnh khác như trái cây, các loại hạt và mật ong. Tuy nhiên, khi nói đến bệnh gút, yến mạch là thực phẩm nên hạn chế ăn trong một vài ngày trong tuần.
Bột yến mạch có lượng purin vừa phải
Bột yến mạch có khoảng 50-150 miligam purin trên 100 gam thực phẩm. Điều này làm cho yến mạch không phải là một món ăn lành mạnh dành cho người bị gút. Mặc dù yến mạch không chứa nhiều purin như thịt nội tạng, sò điệp hoặc một số loại cá khác, nhưng hàm lượng purin vẫn đủ cao để khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh gút nếu ăn quá nhiều.
Giới hạn khẩu phần ăn 2 lần mỗi tuần
Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh gợi ý hạn chế ăn bột yến mạch xuống 2 lần mỗi tuần nếu bạn bị bệnh gút hoặc có nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn bột yến mạch, vì nó có những lợi ích >sức khỏe khác. Hàm lượng chất xơ có trong yến mạch giúp thúc đẩy cảm giác no và đi tiêu đều đặn. Yến mạch thậm chí có thể làm giảm nguy cơ cao huyết áp nếu ăn đúng liều lượng.
Thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể axit uric dư thừa hình thành trong cơ thể. Chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút của một số người vì một số thực phẩm có chứa nhân purin. Đây là những hợp chất mà cơ thể phân hủy thành axit uric, và axit uric dư thừa có thể dẫn đến bệnh gút.
Thực phẩm chứa nhiều purin có thể dẫn đến dư thừa axit uric
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm giảm hoặc tăng axit uric. Một số thực phẩm và đồ uống làm tăng axit uric phổ biến nhất là: thịt đỏ, rượu, nước ngọt, động vật có vỏ. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm khác có hàm lượng purin vừa phải mà bạn có thể muốn cắt giảm một chút nếu bị bệnh gút.
Ước tính khoảng 60% những người đã từng bị bệnh gút sẽ tái phát bệnh trở lại. Do đó, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên tránh các loại thực phẩm có nhiều purin và hạn chế các loại thực phẩm có lượng purin trung bình để ngăn chặn bệnh gút quay trở lại.
Thực phẩm thân thiện với bệnh gút
May mắn thay, hầu hết các loại thực phẩm thân thiện với bệnh gút đều là những thực phẩm lành mạnh tốt cho chế độ ăn uống thông thường. Một số loại thực phẩm ít purin bao gồm: phô mai, cà phê, trứng, trái cây, rau xanh, quả hạch, bơ đậu phộng và các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa chua hoặc sữa.
Nếu bạn ăn bột yến mạch thường xuyên, bạn nên cân bằng nó với các loại thực phẩm chứa ít purin, ví dụ như thêm vào một ly sữa ít béo và trái cây để tăng thêm hương vị và chất >dinh dưỡng cho bữa ăn của bạn.
Uống nhiều nước hàng ngày cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh gút vì nước giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm nên tránh nếu bị bệnh gút
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều purin và có thể góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Ví dụ về một số loại thực phẩm cần tránh bao gồm:
Bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm này với số lượng nhỏ. Nên nhớ, thực phẩm chứa nhiều purin là ngoại lệ trong bữa ăn chứ không phải thực phẩm nên sử dụng thường xuyên đối với những ai bị bệnh gút.
Lời kết
Bột yến mạch không phải là thức ăn tốt nhất để sử dụng bị bệnh gút, nhưng không có nghĩa bạn nên loại bỏ nó ra khỏi chế độ ăn kiêng của mình. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh gút, hãy xem xét hạn chế ăn yến mạch một vài lần trong tuần.