Nhiều người nghĩ, béo phì mới có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, cô gái Tiểu Trần có một thân hình chuẩn cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tại sao vậy?
Tiểu Trần năm nay 23 tuổi, trước đây cô nặng 67kg, thấy cơ thể quá béo nên Tiểu Trần đã quyết định giảm cân. Vào các buổi tối, Tiểu Trần không ăn thực phẩm chính, chỉ ăn rau củ, hoa quả. Mỗi ngày sau khi đi làm về, cô còn chạy bộ 1 tiếng. Kiên trì tập luyện, sau 1 năm, cơ thể của Tiểu Trần đã giảm từ 67kg xuống còn 46 kg.
Tiểu Trần đã giảm 21kg để có thân hình hoàn hảo.
Hiện tại, cô rất vui vì thành quả mình đạt được sau nỗ lực giảm cân vất vả, cô còn được mọi người khen là có thân hình chuẩn. Mặc dù cô đã gầy hơn trước rất nhiều, nhưng Tiểu Trần lại luôn cảm thấy cơ thể mình không khỏe, thường mệt mỏi, chán ăn, còn luôn bị buồn nôn, ói mửa. Vì lo lắng mắc bệnh, Tiểu Trần đã đến Bệnh viện thứ 2 thành phố Nam Kinh để kiểm tra.
Sau kiểm tra, bác sĩ kết luận Tiểu Trần bị gan nhiễm mỡ. Tiểu Trần vô cùng ngạc nhiên, bản thân cô đã gầy như vậy tại sao lại bị gan nhiễm mỡ?
Bác sĩ Dương Vĩnh Phong, chuyên gia về bệnh gan, phó Viện trưởng của Bệnh viện thứ 2 thành phố Nam Kinh cho biết, do thực phẩm được tiết chế quá mức, giảm cân, gan nhiễm mỡ trong cơ thể quá gầy cũng càng ngày càng nhiều. Bác sĩ giải thích, tuy rằng trong trường hợp bình thường, bị gan nhiễm mỡ chủ yếu là do >dinh dưỡng quá dư thừa, tuy nhiên, theo nghiên cứu lâm sàng, gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng không tốt cũng gia tăng đáng kể.
Giảm cân quá mức, không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ của Tiểu Trần
Các nghiên cứu lâm sàng phát hiện, khi dinh dưỡng đi vào không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, sẽ càng ảnh hưởng đến sự tổng hợp apoprotein và phospholipid, dẫn đến sản xuất lipoprotein không đủ. Đồng thời, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh lượng chất béo được lưu trữ và chuyển đổi protein thành năng lượng cần thiết, quá trình chuyển đổi này sẽ được tiến hành ở trong gan, khi việc tiết glucocorticosteroid tăng lên, và một lượng lớn axit béo vượt quá khả năng vận chuyển lipoprotein và gây lắng đọng trong gan, sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ do thiếu dinh dưỡng.
4 nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ
1. Gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ cũng có thể rất nguy hiểm
Bình thường hàm lượng mỡ trong gan chiếm 1% - 4%, nếu siêu âm cho thấy hàm lượng mỡ vượt quá 5% là gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ, vượt quá 10% là mức độ trung bình, vượt quá 25% thì gan nhiễm mỡ đã ở mức nặng.
Nhưng thường siêu âm chỉ cho thấy hàm lượng mỡ trong gan, mà không cho thấy mức độ tổn thương của gan. Một số người tuy gan nhiễm mỡ chỉ ở mức nhẹ, nhưng những tổn thương về gan lại rất nghiêm trọng, nên định kỳ đến bệnh viện làm các xét nghiệm về gan là điều cần thiết với tất cả mọi người.
2. Gan nhiễm mỡ còn dự báo về các chứng bệnh khác
Nếu xuất hiện vấn đề về gan, thường có thể liên quan đến các chứng bệnh về chuyển hóa. Vì vậy, khi làm xét nghiệm gan nhiễm mỡ nên làm thêm các xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, acid uric, huyết áp...
3. Chế độ ăn uống: không nên chỉ ăn đồ chay và hoa quả
Ăn chay dẫn đến lượng mỡ hấp thụ quá ít, trong khi phân hủy chất béo trong cơ thể lại quá nhiều, làm cho không chỉ không thể giải quyết được vấn đề gan nhiễm mỡ, mà còn khiến bệnh nặng hơn;
Người thường xuyên ăn chay gây thiếu hụt protein, làm giảm sự hợp thành lipoprotein, gây trở ngại cho quá trình vận chuyển mỡ trong gan, làm bệnh càng nặng thêm.
Lượng đường trong hoa quả khá cao, ăn quá nhiều, có thể gây rối loạn chuyển hóa glucose, không tốt cho đường huyết. Khi lượng đường quá nhiều trong cơ thể có thể chuyển thành chất béo, làm gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng hơn.
4. Không thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ dựa vào "đói"
Không ít người cho rằng "liệu pháp nhịn ăn" có thể chữa được gan nhiễm mỡ. Thực ra, tiết chế ăn uống quá độ lại vận động quá mức, càng dễ phát sinh gan nhiễm mỡ, làm bệnh tình nặng hơn. Từng bước giảm cân một cách từ từ sẽ giúp giảm mỡ gan, khôi phục men gan trở lại bình thường, nhưng phương pháp giảm cân cũng cần theo hướng dẫn của bác sỹ.
Những người sau cần thận trọng với bệnh gan nhiễm mỡ
Những người béo phì: Trong cơ thể người béo có quá nhiều các khối tạp mỡ. Các a xít béo trong cơ thể vào gan sẽ hợp thành triglyceride. Khi tốc độ hợp thành các protein cao hơn tốc độ bài tiết của lipoprotein (chất vận chuyển cholesterol), các chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ.
Những người dinh dưỡng không tốt: Dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu hụt protein trong cơ thể, không thể tạo ra apolipoprotein đầy đủ, lipid không thể chuyển thành lipoprotein (cholesterol tốt - HDL) sẽ cản trở quá trình vận chuyển triglyceride của gan. Mô mỡ thừa tích tụ trong tế bào gan, gây nên gan nhiễm mỡ.
Những người thường xuyên uống rượu: Rượu bia khi vào cơ thể 90% được tiến hành phân giải trao đổi chuyển hóa trong gan. Như vậy gan phải tiếp nhận chuyển hóa một tỷ lệ rất lớn bia rượu nếu chúng ta thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ do chất cồn.
Những người bị bệnh tiểu đường: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 mắc gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Nguyên nhân là do glucose và acid béo không được sử dụng tốt, chuyển hóa thành chất béo trong gan.
Những người thường xuyên thức đêm: Gan hoạt động mạnh nhất là từ 23h đêm – 3h sáng. Nếu thường xuyên thức đêm, gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, chắc chắn phải chịu thêm gánh nặng.