Thời tiết giao mùa, khí hậu ẩm ương khiến nhiều người dễ mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến viêm họng, sưng, ho.
Việc sử dụng lá cây >trị viêm họng cũng được nhiều người áp dụng bởi những đặc tính dược lý phổ biến trong Đông y. Đặc biệt, các loại lá có sẵn trong vườn nhà cũng trở nên gần gũi và thân thuộc nên người bệnh hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của nó.
Thực tế, việc sử dụng thuốc uống, thuốc kháng sinh có thể gây ra những bất lợi cho cơ thể. Đặc biệt, khi chúng ta quá lạm dụng hay sử dụng không đúng cách. Ngoài ra, thuốc kháng sinh không phải biện pháp duy nhất để xử lý nhiễm trùng hay các loại bệnh.
Thuốc kháng sinh khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn
Vi sinh vật của con người bao gồm các vi khuẩn đường ruột có lợi giúp ổn định hệ thống miễn dịch. Chúng ức chế xâm nhập của vi khuẩn có hại và báo hiệu cho cơ thể kịp thời phản ứng. Tuy nhiên, kháng sinh lại làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi, dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài như làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, hội chứng chuyển hóa và hạn chế hiệu quả các liệu pháp dược.
Đối với trẻ nhỏ, thuốc làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong giai đoạn phát triển quan trọng của hệ miễn dịch nên em bé dễ bị hen suyễn hoặc rối loạn cân nặng kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Uống thuốc kháng sinh sai cũng như uống thuốc độc
Khi bị bệnh, ai cũng muốn bệnh mau khỏi. Chính tâm lý này mà bệnh nhân tin rằng thuốc kháng sinh "mạnh" mới là thuốc tốt. Vì thế, một số bác sĩ hoặc nhà thuốc đã "chiều lòng" bệnh nhân kê đơn thuốc kháng sinh liều cao.
Tuy nhiên, kháng sinh uống sai cũng như uống độc dược. Khi dùng liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều hơn. Thậm chí, có những trường hợp sốc phản vệ, bệnh nhân dễ có nguy cơ tử vong.
Kháng sinh dẫn đến hiện tượng kháng thuốc
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm khuẩn, nhưng phải được sử dụng đúng liều và đủ thời gian mới phát huy được tác dụng này. Nếu chỉ dùng kháng sinh đến khi triệu chứng bệnh giảm, dùng chưa đủ thời gian mà đã dừng thuốc, thì vi khuẩn lúc này có thể mới bị suy yếu, sẽ khỏe trở lại. Nguy hiểm hơn là chúng "rút ra kinh nghiệm" chống kháng sinh và sẽ tồn tại mạnh mẽ hơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh.
Chính vì điều đó, thời gian uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đều có những lợi ích mà người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối.
Ngoài ra, điều bất lợi xảy ra hiện nay là việc con người càng lớn tuổi và càng tiếp xúc với thuốc kháng sinh thì càng mang nhiều gen kháng thuốc. Dựa trên quan điểm này, các nhà khoa học khuyến nghị đội ngũ y tế tránh kê thuốc kháng sinh không cần thiết để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn kháng kháng sinh.
Các loại lá quen thuốc trị viêm họng, cảm cúm tương tự như thuốc kháng sinh
Lá hẹ
Không xa lạ với nhiều gia đình. Lá hẹ thường được sử dụng trong các món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm. Tuy nhiên, ít ai biết lợi ích của lá hẹ trong việc trị ho, viêm họng, giảm các triệu chứng cảm cúm hiệu quả. Theo thành phần >dinh dưỡng có lợi, lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm... Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.
Do đó, chúng ta có thể sử dụng lá hẹ là một cách tuyệt vời để giảm viêm họng, sưng đau cổ họng hiệu quả.
Cách 1: Chúng ta có thể giã nát 10 lá hẹ với nước, sử dụng loại nước trên. Bã hẹ chúng ta có thể sử lên vùng cổ bị viêm họng, cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Lá diếp cá
Hầu như mọi người đều biết lá diếp cá có tác dụng thanh lọc, thải độc, giúp da dẻ mịn màng, đồng thời loại bỏ các chứng viêm nhiễm, một loại lá được ví như thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn: ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, E.coli... Lá diếp cá có vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết lở loét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Người bị viêm họng có thể dùng lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4-5 ngày sẽ thấy tác dụng.
Ngoài ra, chúng ta có thể giã nát hoặc xay nhuyễn 200gr lá diếp cá và đun sôi với 300 ml nước vo gạo. Khi bỏ phần bã, chúng ta có nước cốt trị viêm và đau họng uống vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
Lá húng chanh/Tần ô
Trong Đông y, húng chanh có tính ấm, giúp giải độc, giải cảm, tiêu đờm. Vì vậy nó là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc nam điều trị viêm họng, viêm phổi, ho khan, ho có đờm. Lá húng chanh/Tần ô cũng có vị thơm đặc biệt, đặc tính bên trong của nó an toàn, có thể sử dụng cả cho trẻ nhỏ. Gia đình có thể áp dụng các cách trị viêm họng, cổ họng sưng, đau như sau:
Cách 1: Rửa sạch lá húng chanh, sau đó giã nát với muối hạt. Nhai hỗn hợp từ từ để các khoáng chất ngấm vào thành họng. Sau khi nuốt thì súc miệng bằng nước muối sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh, giã thật nhỏ thảo dược thật nhỏ rồi cho vào chén sành. Đổ mật ong ngập phần lá và đem hấp cách thủy trong 5 – 10 phút. Sử dụng mỗi lần một muỗng nhỏ đến khi cảm thấy bệnh đỡ.
Ngoài ra, một số nguyên liệu sử dụng cùng lá húng chanh như quả tắc/quất rửa sạch, xắt đôi lấy hạt và xay nhuyễn với tỷ lệ bằng nhau 5-7 lá húng và 5 quả tắc/quất. Hấp cách thủy với đường phèn khoảng vài phút là có thể sử dụng.
Lá xương sông
Trong Đông y, lá xương sông được xem như thần dược dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Đây là một trong những loại lá trị ho tiêu đờm hiệu quả.
Tinh dầu xương sông kết hợp với acid acetic trong giấm ăn giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây viêm họng. Ngoài ra thảo dược còn có tác dụng tiêu viêm và phục hồi nhanh các tổn thương ở niêm mạc hầu họng.
Cách làm: Rửa sạch 5 – 10 lá xương sông. Đập dập dược liệu và nhúng vào 20 – 30ml giấm ăn. Nhai từ từ đến khi không còn thấy vị của giấm thì dừng. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng được cải thiện.
Ngoài ra, ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần).
Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày
Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng được, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.