Thói quen và cách sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là căn bệnh đột quỵ khiến nhiều người phải ám ảnh.
Bệnh đột quỵ ảnh hưởng đến >sức khỏe như thế nào?
Thật không may mắn nếu chúng ta mắc >bệnh đột quỵ. Theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, hằng năm có khoảng 14 triệu người trên thế giới bị đột quỵ, trong đó 6 triệu người tử vong. Đột quỵ đã giết chết nhiều phụ nữ hơn cả bệnh ung thư vú, giết chết nhiều nam giới hơn ung thư tiền liệt tuyến và để lại hơn 80 triệu bệnh nhân sống sót trong tình trạng tàn phế. Riêng các quốc gia châu Á chiếm tỉ lệ vượt trội với 60%.
Được xem là ‘sát thủ giấu mặt’, sau khi mắc đột quỵ, người bệnh có những ảnh hưởng lớn về các vấn đề vận động; rối loạn cảm giác bao gồm cả đau; ngôn ngữ và chữ viết; tư duy và trí nhớ; rối loạn cảm xúc…
Ảnh hưởng của bệnh đột quỵ
- Bệnh đột quỵ khi bị liệt sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các vận động hàng ngày, một số người còn gặp khó khăn khi nuốt khó do tổn thương phần não kiểm soát các cơ nuốt.
- Người bệnh đột quỵ có thể mất khả năng cảm giác đau, sờ, nhiệt độ hoặc vị trí và có thể mất khả năng nhận biết một phần cơ thể.
- Ngoài ra, người bệnh có thể mất cảm giác tiểu tiện ngay sau đột quỵ, một số trường hợp mất khả năng đi tiểu hoặc kiểm soát cơ bàng quang, trong khi một số mất khả năng nhịn tiểu trước khi đến phòng vệ sinh.
- Người bệnh đột quỵ cũng có thể bị táo bón, đôi khi do tổn thương hệ thần kinh (bệnh lý đau do thần kinh) khiến cho người bệnh xuất hiện hội chứng đau mạn tính.
- Theo thống kê có khoảng 1/4 số bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn ngôn ngữ, liên quan đến khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ. Một số người bệnh lại nói không lưu loát, khó hiểu người khác nói gì hoặc viết gì.
- Người bệnh đột quỵ có thể gây tổn thương các phần não kiểm soát trí nhớ, khả năng học hỏi và nhận thức. Người bệnh có thể mất trí nhớ ngắn hạn hoặc giảm sự chú ý, mất khả năng lập kế hoạch, hiểu ý nghĩa, học thứ mới và các hoạt động tinh thần phức tạp khác.
- Người bệnh đột quỵ dễ bị trầm cảm và đây là rối loạn hay gặp nhất, với các biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng dẫn tới sụt cân hoặc tăng cân, thờ ơ, hạn chế giao tiếp xã hội, hay cáu gắt, mệt mỏi, tự ti, suy nghĩ tự tử. Trầm cảm sau đột quỵ có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và tư vấn tâm lý.
Thói quen dẫn đến bệnh đột quỵ
Uống nhiều nước tăng lực
Thói quen uống nước tăng lực sẽ khiến cho bạn dễ mắc tim mạch, cao huyết áp vô cùng nguy hiểm. Theo các chuyên gia dinh dương thì trong một lon nước tăng lực có dung tích 300ml giúp bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Đặc biệt, nếu bạn uống hơn 2 lon một ngày sẽ gây áp lực lên động mạch, tăng lượng đường trong máu, chóng mặt, bồn chồn, co giật, thậm chí đột quỵ ảnh hưởng tới tính mạng.
Thực tế đã chứng minh rằng, có một số ca bệnh bị đột quỵ sau khi uống nước tăng lực với một số biểu hiện ngay lúc uống có thể nhận biết và cấp cứu kịp thời như: khó thở, mệt mỏi, suy kiệt dẫn đến đột quỵ.
Thường xuyên thức khuya và mất ngủ
Theo chia sẻ của vị giáo sư Francesco Cappuccio và Tiến sĩ Michelle Miller, thuộc đại học Y của Mỹ cho biết: Khi con người thường xuyên thức khuya và ngủ ít hơn 6 giờ/đêm, thì nguy cơ phát triển bệnh đột quỵ lên 15% so với người ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Nguyên nhân là bởi việc thức khuya kéo dài nhiều đêm có liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng... làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Và cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não dẫn tới nguy cơ đột quỵ.
Ngồi lâu không vận động
Theo một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi trường đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy rằng: Phụ nữ ngồi từ 10 giờ trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 18% so với những người chỉ ngồi từ 5 giờ trở xuống.
Ngồi quá lâu sẽ khiến độ nhớt trong máu tăng cao, cơ tim bị co lại và yếu đi… Nếu những triệu chứng đó tái diễn thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến động mạch bị xơ cứng dễ phát sinh đột quỵ.
Thường xuyên tắm khuya
Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người có >thói quen tắm rất muộn sau khi kết thúc hết tất cả công việc của một ngày. Theo các chuyên gia tim mạch cho biết, tắm đêm vì bất cứ mục đích gì cũng không có lợi cho sức khỏe. Nguyên nhân là càng về khuya, nhiệt độ càng xuống thấp, cơ thể cũng vì vậy mà hạ thân nhiệt theo không tốt cho tim mạch và huyết áp của bạn.
Chính vì vậy, nếu như bạn muốn tắm trong lúc này, cho dù là nước nóng hay nước lạnh, cơ thể phải tự điều chỉnh thân nhiệt bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não, khiến cho tim ngừng đập dẫn tới đột tử.
Phòng ngừa đột quỵ
Để phòng ngừa đột quỵ, các bác sĩ có những khuyến cáo như cần điều chỉnh những yếu tố nguy cơ: kiểm soát cân nặng, chế độ >dinh dưỡng, uống thuốc theo chỉ định, tái khám, tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá…
Đối với người đã đột quỵ, phải dùng thuốc để phòng ngừa biến cố đột quỵ tái phát.
- Cần hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Nếu có các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu… cần điều trị tốt.
- Hằng ngày cần tập thể dục, giảm cân nặng tránh béo phì.
- Cần đi khám sức khỏe tổng quát 3 – 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như được bác sĩ tư vấn về những căn bệnh tiềm tàng, trong đó có đột quỵ.