Việc ăn uống hàng ngày có tác động rất lớn đến dạ dày của chúng ta. Do đó, đau dạ dày không nên ăn gì và ăn gì, bạn cần tìm hiểu kỹ để xây dựng thực đơn phù hợp, hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa. Thông thường bệnh sẽ có những biểu hiện như khó tiêu, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy chán ăn, buồn nôn hoặc chảy máu… Đặc biệt, bệnh càng nghiêm trọng khi cơ thể nạp những thức ăn gây kích thích dạ dày. Do đó, đau dạ dày không nên ăn gì bạn cần ghi chép lại trong cuốn sổ tay nhỏ, để tránh quên. Từ đây xây dựng thực đơn >dinh dưỡng khoa học, giúp bệnh tình thuyên giảm.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm sau đây:
Các món cay và gia vị cay nóng sẽ gây kích thích các vết niêm làm vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng, thậm chí là xuất huyết. Do đó, những người bị đau dạ dày khi ăn đồ cay nóng vào sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt. Với những người bị viêm loét dạ dày nặng, ngay khi ăn đồ ăn cay hoặc uống rượu, niêm mạc dạ dày sẽ phản ứng ngay lập tức với dấu hiệu đau thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi.
Bia, cà phê, rượu… là những chất kích thích, thường gây trào ngược axit làm hỏng lớp niêm mạc, dẫn đến cảm giác đau, nóng rát. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác đau ở giữa xương ức, giống như là đau dạ dày. Khí gas của bia làm cho acid dạ dày dễ đi vào thực quản hơn. Còn rượu, cũng có chất men tương tự như acid maleic và succinic tìm thấy trong bia, làm tăng bài tiết axit dạ dày, khiến cho chứng trào ngược axit thêm nghiêm trọng. Do đó, khi cơ thể nạp quá nhiều chất cồn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày, bụng đau âm ỉ.
Các loại trái cây có vị chua, cà muối, giấm, mẻ hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi... là những thực phẩm bạn cần tránh, vì chúng có nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc. Điều này khiến cho dạ dày không thể hoạt động bình thường, người bệnh luôn cảm thấy đau và khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các loại thức ăn cứng và trái cây còn xanh như cóc, ổi, xoài, táo… hay thịt nhiều gân, sụn… bởi chúng khiến dạ dày phải hoạt động co bóp nhiều. Hơn nữa, những loại thức ăn này phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, sẽ làm tăng lượng axit, làm mất cân bằng nội môi, khiến hệ tiêu hóa kém hoạt động.
Ngoài ra, khi bị đau dạ dày, bạn cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu và chứa nhiều muối như chả lụa, lạp xưởng, các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…
Thịt đỏ rất giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, protein, vitamin có lợi cho cơ thể con người. Hàm lượng axit béo trong thịt đỏ cũng cao hơn thị trắng. Tuy nhiên, chính vì quá giàu dưỡng chất nên khi nạp vào cơ thể sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Hàm lượng protein cao sẽ khiến cho dạ dày phải tiết nhiều axit để tiêu hóa. Chính sự gia tăng axit này sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày. Vì vậy, khi bị đau dạ dày bạn cần hạn chế ăn thịt đỏ, thay vào đó hãy bổ sung thịt trắng vào trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Quả su su chứa nhiều thành phần quan trọng, tốt cho >sức khỏe. Cứ 100g quả su su sẽ 94% là nước, 0,85% là Protid, 3,7% Glucid, 4%, Vitamin C… Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều chất khác như arginine, cysteine, phenylalanine, glycine, histidine, isoleucine, axit aspartic axit glutamic, alanine, leucine, methionine, proline, serine, tyrosine, threonine và valine.
Vì vậy, su su là thực phẩm cực kỳ tốt cho những người bệnh tim mạch, ung thư, đau xương khớp… và cả những người mắc bệnh dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người e ngại rằng, trong su su có một lượng lớn chất mủ, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Nhiều bác sĩ chuyên khoa cho biết, dù chứa nhiều mủ nhưng su su không chứa các thành phần độc tính. Vì thế nếu ăn phải mủ su su sẽ không xảy ra bất kỳ phản ứng nào. Hơn nữa, nhờ vào đặc tính hút nước, lượng chất xơ dồi dào trong su su có xu hướng trương lên khi ở trong ruột. Từ đó có thể làm phân giãn nở, mềm ra, kích thích thành ruột đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn, giúp đẩy lùi cũng như hạn chế chứng táo bón. Chính vì vậy, những người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được quả su su. Tuy nhiên, bạn cần chú ý trong cách chế biến, ưu tiên luộc hay nấu canh, tránh món xào dùng nhiều dầu mỡ bởi có thể khiến dạ dày đang tổn thương khó chịu thêm.
Khi bị đau dạ dày bạn không nên ăn các loại trái cây có tính axit, tính nóng, trái cây đóng hộp… Cụ thể là:
Các loại trái cây cam, chanh, dứa, bưởi, xoài, me, cóc… có nồng độ axit cao, khiến cho dạ dày dễ bị kính ứng và tổn thương. Vì vậy, dù có thèm những loại trái cây này cỡ nào, bạn cũng hãy tiết chế và hạn chế ăn.
Các loại trái cây có tính nóng như sầu riêng, vải, nhãn… chứa nhiều đường, chất béo, gây nóng trong người, khó tiêu, đầy hơi. Do đó người bị đau dạ dày cũng cần hạn chế ăn những loại thực phẩm này.
Phần lớn các loại trái cây đóng hộp thường chứa chất bảo quản và nhiều nguyên liệu phụ gia để lưu giữ độ tươi của trái cây. Những chất này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cho tổn thương lan rộng hơn.
Ngoài ra, hồng, đào, kiwi… cũng là những loại trái cây bạn không nên ăn nếu như đang bị đau dạ dày. Dù chúng chứa rất nhiều canxi, vitamin, muối vô cơ, sắt, đường glucose và fructose, những người bị đau dạ dày ăn nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Thịt gà là một trong 2 loại thịt trắng rất tốt cho bệnh nhân dạ dày. Chúng vừa cung cấp lượng protein cho cơ thể, vừa ít cholesterol, ít chất béo có tác dụng bảo vệ lớp lót dạ dày và ruột. Bên cạnh thịt gà, bạn cũng nên ăn thêm cá. Bởi đây là thực phẩm chứa nhiều axit béo, omega-3 giúp sản xuất ra prostaglandin có tác dụng tương tự như thuốc omeprazole được kê trong toa thuốc để hạn chế sự tiết axit của dạ dày mà không gây ra tác dụng phụ khó chịu.
Chuối cũng là một trong những loại thực phẩm tốt cho dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn chuối chín để dễ tiêu hóa. Nếu ăn chuối xanh sẽ khiến cho bụng cồn cào và gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu.
Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối là đủ. Thời điểm ăn chuối thích hợp là sau bữa ăn chính khoảng 20 – 30 phút. Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói. Để tránh nhàm chán bạn có thể chế biến chuối thành sinh tố để kích thích hệ tiêu hóa.
>>> Xem thêm:
- 16 bài thuốc chữa đau dạ dày cần lưu lại ngay để áp dụng tại nhà
- 7 cách làm giảm cơn đau dạ dày, không biết thì quá phí
Người bị bệnh đau dạ dày, khi ăn uống hãy lưu ý một số điều sau:
+ Đồ ăn cần thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm để giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày. Khi nấu chín kỹ thức ăn sẽ mềm, dễ tiêu hóa, nên ăn nhiều món luộc, hấp thay cho xào, rán.
+ Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt, làm trung hòa tính axit trong dạ dày.
+ Không nên ăn một lần quá no sẽ khiến dạ dày căng cứng gây ra việc tiết nhiều axit. Thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn để giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn trung hòa được axit.
+ Nên dùng thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C để việc tiêu hóa cũng như hấp thu tốt hơn. Đừng ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng đều sẽ làm dạ dày co bóp mạnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được đau dạ dày không nên ăn gì để từ đây có một chế độ ăn uống hợp lý, tốt cho sức khỏe, sống vui khỏe mỗi ngày.