Nước rất cần thiết cho cơ thể mọi người, nhưng uống thế nào là đúng và mang lại lợi ích tối đa thì không phải ai cũng biết.
Mỗi ngày cần uống bao nhiêu nước là đủ
Các nghiên cứu cho thấy khi mất đi chỉ 1-2% trọng lượng cơ thể mà không bổ sung đủ nước có thể sẽ gây khó khăn cho việc suy nghĩ và ghi nhớ. Tồi tệ hơn: Thiếu nước 4% có thể gây đau đầu, dễ cáu gắt và buồn ngủ. Nếu từng tập luyện với cường độ cao mà không uống đủ nước, bạn sẽ thấy hiệu suất cơ bắp và sức bền cũng bị giảm sút.
Dù việc >uống nước vô cùng quan trọng nhưng không có một tiêu chuẩn cố định nào về việc uống nước cho mọi người. Nhu cầu về lượng nước uống mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước cơ thể, cân nặng, mức độ hoạt động và tốc độ đổ mồ hôi, cũng như các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ và độ ẩm. Một người có thể cần 5 ly nước trong khi người khác có thể cần 10 ly. Quan trọng là phải chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể báo hiệu rằng bạn cần uống nước.
Tuy nhiên, để dễ thực hiện, sau đây là một số gợi ý cơ bản: Viện Y học khuyến nghị nam giới nên uống 3,7 lít nước mỗi ngày, trong đó 3 lít (tương đương khoảng 13 cốc) nên là từ đồ uống. Phụ nữ cần 2,7 lít, gồm 2,2 lít (9 cốc) là từ đồ uống. Phần còn lại bạn có thể lấy từ thực phẩm mình ăn.
Loại nước nào có thể thay thế nước lọc
Trong điều kiện thời tiết bình thường, nước khoáng là đủ để bù nước cho các bài tập dưới một giờ. Tuy nhiên, khi tập luyện trên một giờ, tốt nhất là chọn nước thể thao để bổ sung các chất điện giải, chủ yếu là kali và natri. Nước ngọt và nước tăng lực thường chứa nhiều đường và cafein, khiến bạn cảm thấy đầy hơi và giảm lượng đường trong máu - điều này không có lợi trong tập luyện.
Hội đồng Thể dục Mỹ cũng có những lời khuyên hữu ích: Uống 0,5-0,6 lít nước 2 giờ trước khi tập luyện. Uống 0,2-0,3 lít nước mỗi 10-20 phút trong suốt quá trình tập luyện. Uống 0,5-0,7 lít nước cho mỗi 0,5 kg trọng lượng cơ thể mất đi sau khi tập luyện.
Quan niệm sai lầm khi uống nước
Trong điều kiện bình thường, cảm giác khát thường là cách cơ thể báo hiệu bạn cần thêm nước, nhưng không phải lúc nào nó cũng đáng tin cậy. Người cao tuổi và những người tham gia các hoạt động thể chất nặng có thể không cảm thấy khát khi cơ thể thiếu nước. Đề xuất tốt nhất: Luôn uống thêm nước trong thời tiết nóng hoặc ra nhiều mồ hôi ngay cả khi bạn không cảm thấy khát.
Khi cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe như thế nào
Mất nước là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây sỏi thận và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Các nhà nghiên cứu đã liên kết việc thường xuyên tiêu thụ ít nước với nguy cơ gia tăng các vấn đề tim mạch, chẳng hạn như đau tim. Như vậy, bạn càng có lý do để uống nước nhiều hơn.
Uống quá nhiều nước bạn sẽ đối mặt với những nguy hiểm gì?
Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta nạp quá nhiều nước vào cơ thể gây dư thừa và dẫn tới các bệnh nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng của thận
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng lọc nước, lọc các chất độc hại. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều nước trong ngày sẽ khiến thận hoạt động quá tải, giờ làm quá nhiều, về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng của thận và gây nên nhiều bệnh như sỏi thận,..
- Chuột rút
Cơ thể cần nước để làm chất bôi trơn cho các cơ quan hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước lại làm mất đi sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dẫn đến tình trạng chuột rút, các cơ co thắt. Bên cạnh đó, việc cơ thể dư thừa nước khiến cơ thể phải đào thải một lượng nước lớn làm giảm mức điện giải dễ gây chuột rút.
-Tổn thương tim
Tim của bạn sẽ dễ gặp tổn thương nếu uống quá nhiều nước, làm tăng thể tích máu có trong cơ thể, đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng cho tim. Những áp lực không cần thiết này dễ gây nên hư hỏng ở các mạch máu, nặng hơn là dẫn đến động kinh.
-Tổn thương đến não bộ
Khi cơ thể bạn dư thừa nước sẽ khiến thận hoạt động quá tải, không thể xử lý tốt dễ gây mất cân bằng natri trong máu, điều này có thể khiến não và cơ thể bị tàn phá nghiêm trọng. Đây còn được gọi là tình trạng ngộ độc nước, nhiều biến chứng nặng nề hơn như hôn mê hoặc có thể tử vong.
- Tâm trạng luôn căng thẳng, mệt mỏi
Nếu thận của bạn phải hoạt động quá tải để loại bỏ một lượng lớn nước dư thừa, điều này khiến kích tuyến thượng thận của cơ thể quá mức, đây là tuyến có trách nhiệm đối phó với các căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
Hãy lưu ý rằng, cơ thể rất cần nước nhưng không phải bổ sung quá nhiều là đã tốt, bạn cần bổ sung một cách vừa phải thôi nhé!