Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc, những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành y đã chỉ rõ 7 thói quen sống, ăn uống mà họ không bao giờ phạm phải để có cuộc sống khỏe mạnh tới già, mọi bệnh tật đều tránh xa.

05:00 19/12/2018

Zou Yanqin - một bác sĩ nổi tiếng của Trung Quốc ở tỉnh Giang Tô, là một chuyên gia về thận. Cha bà, giáo sư Zou Yunxiang cũng là một bác sĩ có tiếng, người sáng lập ra khoa Thận ở Trung Quốc đã quy định cho gia đình đó là không ăn uống đồ lạnh.

Ông quan niệm “dạ dày ấm sẽ tốt hơn lạnh, thận được ấm áp sẽ “hạnh phúc.” Máu và >dinh dưỡng của cơ thể đều phụ thuộc vào dạ dày hấp thu, vận chuyển, dựa vào thận để thải độc, chuyển hóa cơ thể nên đây là 2 bộ phận quan trọng cần bảo vệ.

Bác sĩ Xu Zaichun, giám đốc khoa Thận, bệnh viện Tongde, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) 5 năm qua chưa từng mắc bệnh tật nghiêm trọng. Ông cho rằng “không có bệnh mà uống thuốc là hành động ngu ngốc nhất.”

Bác sĩ Xu cho rằng một người nếu không bị bệnh không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Cơ thể người có khả năng tự sửa chữa rất tốt, nhiều bệnh không cần thuốc. Tốt nhất nên đến bệnh viện để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất, không tự ý dùng thuốc.

Li Guoli, bác sĩ làm việc lâu năm nhất của Bệnh viện Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã 86 tuổi nhưng vẫn nói năng rõ ràng, gương mặt hồng hào. Ông khuyên mọi người có một loại thực phẩm đừng động tới đó là đồ ngọt.

Ông cho rằng đồ ngọt ảnh hưởng đến lượng đường và chất béo trong máu, không có lợi khi ăn nhiều. Đồ ngọt được cơ thể hấp thụ nhanh chóng và lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Nghiện ăn đồ ngọt, cholesterol trong máu cũng tăng, dễ bị tăng lipid máu.

Wen Changlu – cố vấn y học của Hiệp hội y học Trung Quốc cho biết “trăm bệnh đều bắt đầu từ chân”. Bởi bàn chân ở cách xa tim, là nơi kết thúc lưu thông máu của toàn cơ thể, lượng máu cung cấp tới khá ít, nhiệt truyền tới chân chậm nên dễ bị lạnh.

Nếu bạn không chú ý giữ ấm chân sẽ gây ảnh hưởng tim, đau dạ dày, kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau thắt lưng. Thời tiết lạnh nên mang tất mỏng để giữ ấm.

Thạc sĩ y học Trung Quốc Zhu Liangchun nói thức khuya sẽ gây tổn hại cơ thể, điển hình nhất là mệt mỏi, giảm khả năng miễn dịch. Một số người thích thức khuya, điều này có thể ảnh hưởng gan và túi mật, phụ nữ bị kinh nguyệt không đều và vón cục.

Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, nếu hai cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến sạm da, mặt vàng, nổi mụn. Nếu thường xuyên thức khuya và ngủ đến trưa mới dậy sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của máu và âm dương của cơ thể.

Khi bác sĩ Yang Youhe 80 tuổi, nay ông đã sống tới 103 tuổi. Ông nhấn mạnh: Dù cơm có ngon đến đâu, đừng bao giờ ăn nhiều!

Ngày nay, người ta uống rượu như nước, chế độ ăn uống không điều độ, ăn rất nhiều trong khi bản than ít vận động. Tương lai sẽ dễ phải đối mặt với nhiều bệnh tật đặc biệt là các vấn đề về tiêu hóa.

Giáo sư Hao Wanshan từ Đại học Y khoa Bắc Kinh nhấn mạnh rằng cảm xúc là bản năng của con người, nhưng những cảm xúc tiêu cực thường ảnh hưởng đến >sức khỏe, vì vậy nhiều người sẽ bị "các vấn đề xấu về dạ dày" và "viêm họng suốt đời".

Vì vậy, chúng ta nên học cách kiểm soát cảm xúc để cơ thể không bị bệnh, bớt ốm. Dù điều này khó có thể thực hiện nhưng hãy luôn cố gắng điều chỉnh suy nghĩ, nhắc nhở ban thân làm những điều tích cực.

Theo Dương Dương/Khám Phá