Vào những ngày thời tiết nắng nóng thì cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng đột quỵ, đặc biệt là những người có tiền sử về bệnh cao huyết áp hay là tim mạch. Làm thế nào để phòng tránh và giữ an toàn cho cơ thể khi đi ra ngoài trời nắng, nhất là khi nhiệt độ lên tới 37 hoặc 38 độ C?
Đối với những trường hợp như trẻ em dưới 4 tuổi hoặc trẻ sơ sinh, hay những người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, hoặc đang mắc bệnh mãn tính hoặc có những lối sống không lành mạnh như là uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá thì đều là những nhóm người có nguy cơ dễ bị đột qụy khi ra ngoài trời nắng nóng.
Hiện nay tại các khu vực Nam bộ, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, có những hôm vào buổi trưa đi ra ngoài trời nhiệt độ lên tới 37 hoặc 38 độ. Đây là điều kiện thuận lợi để gây ra những cơn đột qụy cho người đi ngoài đường. Nhất là tại các khu vực đô thị có mật độ dân số dày đặc, xe cộ nhiều.
Một khi nhiệt độ bắt đầu từ khoảng 32 độ, đã có nguy cơ gây nên đột qụy. Triệu chứng và biểu hiện của việc quỷ như chóng mặt, đau đầu, khó thở... cần phải đi bác sĩ ngay hoặc là có phương pháp phòng tránh.
Một trong những cách thức quan trọng đầu tiên đó là cần phải uống nhiều nước để cơ thể tăng tiết mồ hôi từ đó, tránh việc bị mất nước. Nếu như không bổ sung kịp thời nước cho cơ thể hoặc thường xuyên để cho cơ thể bị gián đoạn việc uống nước sẽ khiến cho máu kém lưu thông. Từ đó làm huyết áp tăng, hình thành cục máu đông và gây nên tắc nghẽn mạch máu. Những biểu hiện này sẽ dẫn tới tình trạng bị sốc nhiệt và gây nên đột qụy.
Nếu ở trong phòng máy lạnh thì nên để nhiệt độ phòng ở mức khoảng 27 độ C, có độ chênh lệch khoảng 7 độ so với nhiệt độ ngoài trời. Đây là nhiệt độ được quy định ở mức khoa học để phòng tránh cho cơ thể khỏi bị đột qụy.
Ngoài ra, cần ăn các loại rau củ bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng. Có thể uống các loại nước ép hoặc sinh tố. Riêng đối với những người có bệnh mãn tính, cần hạn chế bia rượu và giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt tránh để cơ thể phải đi ra ngoài đường vào những lúc thời nhiệt độ cao điểm.
Trong 6 tiếng đầu tiên khi bị đột qụy chính là khoảng thời gian vàng để đưa đi cấp cứu. Khi người nhà bệnh nhân thấy những triệu chứng nêu trên, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách cho bệnh nhân nằm gối cao đầu nằm nghiêng, tạo thông thoáng đường thở, mở các cửa sổ và đặc biệt không tụ tập xung quanh khiến nạn nhân hoảng hốt, lo sợ.
Sau các thao tác sơ cứu này cần phải gấp rút đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.