Nếu bạn luôn để bản thân rơi vào tình trạng này, bạn có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí tử vong sớm.
Bài báo này của chuyên gia Peng Zhiping, Giám đốc khoa học - Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ Trung Quốc giúp bạn hiểu cặn kẽ thế nào là một giấc ngủ tốt, hạn chế được cách ngủ sai gây ra rất nhiều bệnh.
Cách ngủ sai là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh
Đối với mọi người ở mọi lứa tuổi, ngủ đủ giấc là một yếu tố quan trọng để duy trì >sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người thường giảm thời gian ngủ để dành cho công việc, nhu cầu gia đình và thậm chí là các chương trình truyền hình hoặc trò chơi >giải trí.
Tuy nhiên, nếu bạn luôn để bản thân rơi vào tình trạng thiếu ngủ, bạn có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí tử vong sớm.
Ngay cả việc thiếu ngủ trong một đêm sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của ngày hôm sau. Không chỉ bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn mà còn có tâm trạng uể oải và có thể dẫn tới năng suất làm việc không hiệu quả.
Mọi người cần ngủ bao nhiêu là đủ?
Khi chúng ta già đi, thời gian ngủ của mọi người sẽ thay đổi. Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Trung Quốc khuyến nghị thời gian về giấc ngủ như sau:
Độ tuổi và thời gian ngủ:
Trẻ dưới 1 tuổi (4-12 tháng tuổi: 12-16 giờ/ngày bao gồm cả ngủ trưa.
Trẻ từ 1-2 tuổi: 11-14 giờ/ngày
Trẻ mầm non từ 3-5 tuổi: 10-13 tiếng/ngày
Trẻ tiểu học 6-12 tuổi: 9-12 tiếng/ngày
Thanh thiếu niên 13-18 tuổi: 8-10 tiếng/ngày
Người trưởng thành 18-60 tuổi: 7 tiếng/ngày trở lên.
Làm thế nào để cải thiện thói quen ngủ?
Nếu thời gian ngủ của bạn không được đảm bảo, bạn có thể cần thực hiện một số biện pháp để cải thiện thói quen ngủ của mình:
Thống nhất thời gian ngủ cố định và phù hợp. Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả cuối tuần.
Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối, thư giãn và thoải mái về nhiệt độ.
Đưa các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại thông minh ra khỏi phòng ngủ.
Không ăn nhiều, bữa ăn quá no, không uống cà phê và rượu trước khi đi ngủ.
Không hút thuốc.
Nên tập thể dục. Tập thể dục vào ban ngày có thể giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.
Điều đáng chú ý là giấc ngủ đầy đủ rất quan trọng, nhưng chất lượng giấc ngủ tốt cũng rất cần thiết. Dấu hiệu của chất lượng giấc ngủ kém bao gồm: Cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc, thức dậy nhiều lần vào ban đêm và các triệu chứng rối loạn giấc ngủ (như ngáy hoặc thở khò khè).
Thói quen ngủ tốt hơn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, như ngáy hoặc ngủ cả đêm rồi vẫn cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể đến bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bài báo này được kiểm tra tính khoa học bởi chuyên gia Peng Zhiping, giám đốc bộ phận khoa học Hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ Trung Quốc.